Browsing Category

Uncategorized

Uncategorized

Chợt tỉnh

Giây phút bạn nhận ra rằng:
Bản thân việc mình được sinh ra trong kiếp người này, đã là sự phối hợp của vô vàn nhân duyên.
Bản thân mình sống, tồn tại, có mặt tại đây, gặp được người cần mình, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của người đó. Chỉ bản thân việc đó thôi đã thay đổi và tác động mạnh mẽ lên cuộc sống của họ.
Nó thật xúc động!
Và bạn thấy việc mình được sống thật sự thiêng liêng.
Bấy nhiêu năm, không ai nói điều đó, không ai chỉ cho mình điều đó…
May be an image of twilight, body of water, beach, nature and sky
May be an image of outdoors
Uncategorized

Workshop THÓI QUEN BUỔI SÁNG 26.9.2021

Khép lại Workshop THÓI QUEN BUỔI SÁNG
Với khoảng hơn 170 người tham gia, 2 tay 2 máy, cả Zoom và cả Meet, trên 2 nền tảng. Một hội thảo Online nhiều năng lượng tích cực và cảm thấy thân thương vô cùng, ôi không kém gì workshop trực tiếp!
Con số người đăng ký sự kiện ngót 300 thành viên. Đọc chia sẻ các mong muốn và vấn đề khó khăn của các bạn (một số được tổng hợp trong các ảnh dưới đây), mình thấy được truyền động lực từ chính các bạn.
Đây chính là lý do mình làm các chương trình cộng đồng như thế này. Để phần nào giảm bớt các ‘nỗi đau’ của chính các bạn. Gỡ bỏ rào cản bên trong chính mỗi người để tìm về phiên bản tốt nhất nằm ẩn sâu bên trong chờ ‘khai quật’.
Ngoài ra, kì thực Huyền cũng đang tự giải quyết 1 “nỗi đau” của mình từ lâu rồi, đó là liên tục ‘trao đi’. Làm sao để đóng góp giá trị. Và mình mong mỏi đóng góp nho nhỏ cho quỹ “Đường Dây Nóng NGÀY MAI” hỗ trợ người trầm cảm. Vì bản thân mình và người thân, gia đình mình đã từng gặp vấn đề này.
Cảm ơn vì mình đã được cho một cơ hội để trao đi!
Cảm ơn vì các bạn đã đồng hành và tin tưởng cùng mình, để chúng ta cùng góp sức, từ bỏ nỗi đau cho bản thân, và cũng trao đi giá trị cho xã hội, giúp ai đó khác đang khó khăn – được từ bỏ nỗi đau phần nào của họ.
Các bạn quan tâm đến các Thử thách Cộng đồng hay các dự án của mình, có thể vào trang web của Huyền và subscribe: www.huyentranthanh.vn
hoặc follow Facebook của Huyền nhé.
 
Uncategorized

VẼ 1 VÒNG TRÒN

Đã bao giờ bạn vẽ cho mình 1 vòng tròn, của riêng mình?
Trong cuốn Năng Đoạn Kim Cương, tác giả có nói về một khái niệm trong đạo Phật, về việc mỗi chúng ta đều cần có 1 vòng tròn riêng.
Tức là mỗi người đều nên có một khoảng thời gian hoặc một không gian cho riêng mình mỗi ngày, để họ dễ dàng giảm thiểu các kích thích tới các giác quan, thu các giác quan lại, đưa tâm trí về các hoạt động tĩnh và từ đó dễ dàng trở về với chính con người của họ.
Mình và các bạn cộng đồng thử thách Buổi Sáng Diệu Kì đang vẽ 1 vòng tròn. Có thể còn lỗ chỗ, có thể mới đi được vài nét, nhưng sẽ hoàn thiện!
Chúng ta đặt ra 1 khoảng thời gian riêng vào buổi sáng mỗi ngày, làm một vài hoạt động tĩnh và cả động, nhưng cho chính mình, không cho ai khác, không có sự can thiệp và tác động của ai khác. Chỉ có chính mình, cho chính mình. Trước khi vòng tròn của bạn, năng lượng của bạn, va đập và giao thoa với những vòng tròn khác, các trường năng lượng khác.
Khung thời gian đầu ngày và cuối ngày chính là lúc phù hợp nhất vẽ vòng tròn của bạn. Là moment cần thiết mỗi ngày để bạn trở về với chính mình.
Một vòng tròn bạn tự vẽ ra, nó là một ‘ranh giới’. Ranh giới này có thể là thời gian, có thể là không gian. Nó có thể là một góc nhỏ nào đó nơi bạn ngồi (ví dụ không gian quanh chiếc thảm của bạn). Nó có thể là một khoảng thời gian đầu giờ sáng sớm.
Bạn tự vẽ 1 vòng tròn nơi bạn cảm thấy An Toàn nhất, Thật nhất, Tĩnh lặng nhất, là Chính Mình nhất.
 
Rồi qua việc thực hành trong vòng tròn đó của bạn, bạn dần sẽ ổn định hơn, cân bằng hơn, vững vàng hơn, tự chắp vá lấp đầy những chỗ trống bên trong mình. Tự dọn dẹp và thắp sáng ngôi nhà tâm hồn mình.
Và mỗi ngày, vòng tròn – khoảng không gian trong bạn, sẽ càng được rộng mở.
Bạn đã bắt đầu vẽ một Vòng tròn của mình chưa?
Uncategorized

PHỤ NỮ VÀ TÍNH NỮ THIÊNG LIÊNG

“Women are emotional in order to feel the divine energy at the highest levels and be supreme healers and lovers and mothers”
– Raja Khan
Tại sao bạn sinh ra trong thân thể một người nữ giới???
Hẳn có điều gì đặc biệt dành cho bạn.
Mặc dù tất cả chúng ta đều mang trong mình cả 2 loại năng lượng: nam tính và nữ tính. Bất kể nam hay nữ.
Nhưng tỉ lệ và sự cân đối, cách sử dụng và sự vượt trội của từng loại năng lượng ở mỗi thời điểm khác nhau và ở mỗi cá thể khác nhau sẽ là khác nhau.
Nếu bạn là người nữ, bất kể mục tiêu của bạn là gì, bạn có mọi năng lực để tiếp cận đến Năng lượng Nữ tính thiêng liêng có sẵn bên trong bạn.
Tính nữ, đại diện của sự Trực Giác, nhận thức về Cảm xúc nhạy bén, Sự Kết nối, Sự Sáng Tạo, Sự Hợp tác, Linh hoạt, Uyển chuyển, Dịu dàng, Mềm mại.
Với năng lượng của trực giác – loại năng lượng đến từ trái tim, bạn dễ dàng kết nối được với tiếng nói tâm hồn của mình.
Với năng lượng của sự kết nối giữa các cá nhân, người phụ nữ giúp buộc mọi thứ lại với nhau một cách gọn gàng. Nếu không có yếu tố này, không có một tập thể, gia đình hay cộng đồng nào có thể tồn tại đoàn kết và hoạt động được lâu dài.
Khi chúng ta tràn đầy năng lượng nữ tính, các mối quan hệ được bền chặt, thân thiết và toàn bộ những người quanh bạn cũng được nuôi dưỡng và gắn kết.
Năng lượng nữ tính cũng thúc đẩy lòng từ bi và tình yêu thương. Không chỉ cho bạn, mà còn lan tỏa đến những người xung quanh. Nó là năng lượng của sự chữa lành.
Nhìn chung, bạn có thể nhận biết tính nữ thông qua các đặc tính sau:
– Định hướng theo cảm xúc (thay vì mục đích/kế hoạch)
– Trực giác (thay vì logic)
– Cảm nhận (thay vì hành động)
– Năng lượng xu hướng thu vào trong (thay vì phát ra ngoài) vd: đối nội vs. đối ngoại, việc trong nhà vs. việc ngoài xã hội
– Tính linh hoạt (thay vì sức mạnh, cứng nhắc, chắc chắn)
– Hợp tác (thay vì cạnh tranh)
– Sự sáng tạo và nghệ thuật
Hãy biết trân trọng tính nữ thiêng liêng mình được ban tặng. Những tác động của bạn lên thế giới là rất to lớn.
Đừng vì điều gì mà gạt bỏ hay từ chối tính nữ trong bạn. Đừng cố gắng biến đổi và nhào nặn mình thành một điều gì khác với nguồn nguyên liệu tạo ra mình.
Chúng ta thường có sự phân biệt nam và nữ, mà quên mất rằng, bản chất chúng ta đều được cấu tạo với 2 nguồn năng lượng với 2 tính chất đó.
Không có mặt trời, thì không có mặt trăng.
Không có đêm, thì không có ngày.
Không có mềm mại, thì không có mạnh mẽ.
Không có tổn thương, thì không có chữa lành.
Không có nữ, thì không có nam…
Hãy ôm lấy, hãy nâng niu, hãy phát huy tối đa năng lượng thiêng liêng của tính nữ bên trong bạn.
Thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nhờ có bạn đó!
Yêu thương,
Huyền
Uncategorized

CHÀO MẶT TRỜI – Surya Namaska – Đỉnh cao của thực hành giản đơn trong yoga

Mặt trời!

 Một đối tượng quá đỗi nổi bật và quyền năng bậc nhất trong thế giới vật lý và được tôn thờ bởi rất nhiều chủng tộc, tôn giáo và các nền văn minh xuyên suốt lịch sử loài người. Các nền văn minh tôn thờ mặt trời như Ấn Độ, La Mã, Hi Lạp, Ba Tư, phương Đông…đều là những nền văn minh phát triển huy hoàng nhất ở thời đại của họ. Trong đó có rất nhiều nghi lễ khác nhau nhưng hầu hết đều bằng cách nào đó cảm tạ sự ban phước và hỗ trợ vô điều kiện của Mặt trời cho mọi sự sống trên hành tinh.
Nguồn chữa lành tối thượng!
The Healing Power of the Sun: A Comprehensive Guide to Sunlight as Medicine: Hobday, Richard: 9781644114025: Amazon.com: Books

Cuốn sách Sức mạnh chữa lành của Mặt trời (tiến sỹ Richard Hobday) dành cho ai muốn tìm hiểu thêm

Nếu bạn là người mới tập yoga hoặc quan tâm đến tập yoga, chắc chắn bạn không thể bỏ qua chuỗi động tác Chào mặt trời.
Tại sao chuỗi Chào mặt trời lại là chuỗi động tác yoga kinh điển, cơ bản nhưng quan trọng bậc nhất?
Liệu nó chỉ là một vài động tác cardio kết hợp lại hay để tập thể lực, làm mạnh cơ bắp như bao bài tập thông thường?
Bài viết này sẽ đem lại những thông tin cần thiết về Chuỗi Chào mặt trời Cơ bản trong yoga.

Liệu ‘Chào mặt trời’ là đủ, hay chỉ là khởi động?

Chào mặt trời (tiếng Phạn là Surya Namaskar, tiếng Anh là Sun Salutation) là một chuỗi bao gồm 12 tư thế yoga rất quan trọng. Cuộc sống hiện đại ngày nay thúc đẩy chúng ta rất nhiều điều, nhưng liệu sức khỏe có được ưu tiên khi cuộc sống ngày một cảm thấy bận rộn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn, nhanh hơn. Khi không thể có 1 đến 2 tiếng cho việc thư giãn, chứ chưa nói đến tập luyện – dường như không thể với rất nhiều người, liệu có một cách thức nào hiệu quả để vẫn cảm thấy khỏe khoắn đây?

Mặt trời và năng lượng mạnh mẽ của mặt trời

Mặt trời quyết định sự sống trên Trái đất. Các nền văn minh Maya, Ai Cập, Aztec, Tây Tạng và Ấn Độ, từ xa xưa, con người đã biết tôn thờ sức mạnh của Mặt trời. Liệu đó chỉ là tâm linh và tôn giáo?
Về mặt khoa học, mặt trời tỏa ra năng lượng cho trái đất dưới dạng nhiệt và ánh sáng – nếu không có nó thì sự sống không thể duy trì được. Năng lượng của mặt trời cùng chu kì của nó quyết định nhịp điệu sự sống, sinh và diệt trên hành tinh này. Nó ảnh hưởng tới bạn không chỉ ở ánh nắng và ánh sáng như bạn vẫn nhìn nhận. Nó đang quyết định sự sống và sinh lực sống của bạn đó.
Nếu bạn biết nương tựa vào những nguồn năng lượng lớn lao của vũ trụ, thuận theo chu kì tự nhiên của vũ trụ, bạn sẽ dễ dàng khỏe khoắn hơn.

LỢI ÍCH CỦA CHÀO MẶT TRỜI

Chỉ dành 10 phút cho bản thân mỗi ngày có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Surya Namaskar, hoặc Sun Salutation, có một loạt các tác động lên cơ thể con người hiệu quả chỉ với khoảng thời gian tập luyện ngắn như vậy.
Chào mặt trời là một chuỗi asana (ko phải là 1 động tác đơn lẻ), kết hợp hài hòa và theo một thiết kế toàn diện, cân đối, hoàn chỉnh, bắt nguồn từ truyền thống Hatha Yoga vào thế kỷ thứ 9 ở Ấn Độ (hoặc lâu hơn?). 12 asana này dành riêng cho vị thần mặt trời – thần Surya là vị thần tượng trưng cho Mặt trời trong truyền thống Hindu Vệ Đà (đại diện cho linh hồn và sự sống). Trong một số truyền thống của Ấn Độ, mỗi tư thế của chuỗi Chào Mặt Trời được gắn với một câu thần chú khác nhau.
Có nhiều biến thể khác nhau của chuỗi Chào Mặt Trời, tùy theo cách ứng dụng của các truyền thống yoga theo nhiều giai đoạn. Bạn có thể tập theo bất kì phiên bản Chào Mặt Trời nào cũng sẽ vẫn nhận được rất nhiều lợi ích. Điển hình lợi ích có thể kể đến như sau:
Cải thiện lưu thông máu của cơ thể
Giúp cơ thể thải độc, loại bỏ carbon dioxide dư thừa và các khí độc hại hay các chất độc hại tồn dư trong hệ thống
Giảm cân
Khi thực hiện với tốc độ nhanh, đây là một bài tập tốt cho tim mạch, giúp giảm cân và săn chắc cơ thể hơn.
Bớt đau lưng
Cái đáng kể nhất chính là sự linh hoạt tuyệt vời cho cột sống (đặc biệt cần cho lối sống ngồi nhiều hiện nay).
Tăng cường toàn bộ hệ thống xương, làm mạnh cơ bắp, dây chằng, khớp.
Thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn
Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề chu kỳ kinh nguyệt không đều, các tư thế này sẽ giúp bạn ngăn chặn sự bất thường này và nếu được thực hành hàng ngày, nó sẽ hỗ trợ vấn đề về hiếm muộn. Bởi bạn đang được kết nối với chu kì tự nhiên của mặt trời.
Lợi ích của làn da và mái tóc của bạn
Vẻ tươi sáng trên khuôn mặt của bạn; ngăn ngừa sự hình thành của các nếp nhăn, một làn da không tuổi và rạng rỡ. Bạn đã nhìn nét trẻ của những phụ nữ tập yoga thường xuyên chưa? Ngoài ra nó cũng ngăn ngừa rụng tóc và sự lão hóa của tóc. Những người thiếu ánh nắng mặt trời thường không có sự hồng hào và tóc cũng nhạt màu, mảnh và thưa.
Làm dịu thần kinh
Chào Mặt Trời giúp cải thiện trí nhớ và hệ thần kinh. Hơn nữa, nó ổn định hoạt động của các tuyến nội tiết và tuyến giáp, làm giảm lo lắng và mang lại cảm giác hoàn toàn yên bình và tĩnh lặng.

Thời điểm tốt nhất để thực hành Chào Mặt Trời (Surya Namaskar)?

 Đúng như tên gọi, thời điểm tốt nhất là tập vào sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu mọc. Nhưng trong một lối sống bận rộn và bạn không sắp xếp được tập vào buổi sáng, bạn cũng có thể tập vào các thời điểm khác trong ngày. Lưu ý là không tập khi bụng còn no, và nếu tập buổi tối thì hạn chế tập nhanh vì nó sẽ khá kích thích năng lượng và tinh thần bạn, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nếu bạn chỉ có 10 phút, bài tập Chào Mặt Trời vào buổi sáng sẽ giúp đánh thức toàn bộ cơ thể và tâm trí bạn, giúp thiết lập trạng thái cho cả ngày của bạn. Nó sẽ cho bạn sự năng động, tinh thần sảng khoái, trẻ hóa cơ thể, nạp năng lượng để bạn thực hiện các công việc hàng ngày một cách có sức sống. Nếu tập được ở ngoài trời, hướng về phía mặt trời được là tuyệt vời nhất.

Tập bao nhiêu là tốt nhất?

Các bài Chào Mặt Trời thường được thực hiện theo set 5 vòng, 7 vòng, 12 vòng. Theo truyền thống, bạn nên tập ít nhất 12 vòng mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất , nhưng nếu bạn chưa quen với việc thực hành, thì nên bắt đầu với hai hoặc ba cũng được, cứ có tập là được. Mỗi lần bạn thực hiện theo chuỗi bài tập này, hãy đồng bộ hóa hơi thở của bạn với các chuyển động của cơ thể (tuy nhiên với người mới tập bạn đừng cố gắng kiểm soát hơi thở hay mong mọi thứ hoàn hảo, hãy để việc thực hành cho bạn sự tiến bộ mỗi ngày).
Sự thật: Thực hành chu kỳ surya namaskaram 108 lần một ngày sẽ mang lại cho bạn sức khỏe đỉnh cao. Nhưng nó hơi hard core với phần lớn mọi người. Ví dụ như Huyền sẽ hay tập 6 vòn g buổi sáng cố định, còn đâu lúc nào mệt mỏi muốn tăng năng lượng và giãn gân cốt giảm căng thẳng trong ngày cần đến vận động thì có thể tập thêm trong ngày)
Nếu không có điều kiện thời gian, hãy tập theo thời gian bạn có. Nếu bạn có 10p, hãy tập 10p. Đừng để thời gian và sự bận rộn làm cớ.

Chỉ 1 vòng Chào Mặt Trời nếu được thực hiện với sự tập trung cao, hòa hợp của hơi thở và tâm trí, sẽ có thể thay đổi trạng thái của bạn tức thì.

 

Mỗi vòng Chào Mặt Trời bao gồm hai vòng nhỏ (bên phải cơ thể, rồi đến bên trái), và mỗi vòng một bên cơ thể sẽ bao gồm đủ 12 tư thế yoga. Vậy là chỉ cần tập 12 vòng Chào Mặt Trời vào buối sáng đã tương đương bạn tập 288 asana kinh điển.

Thiền cùng Mặt trời (bình minh), cũng là cách nương nhờ năng lượng mạnh mẽ của Mặt trời cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tâm trí sáng suốt hơn


Chỉ cần Chào Mặt Trời thôi, không tập gì khác có được không?

Được. Tương tự như suối nguồn tươi trẻ, chỉ 1 chuỗi động tác kinh điển và hoàn chỉnh, thực hành đều đặn mỗi ngày, sẽ đem lại kết quả đáng kinh ngạc cho sức khỏe của bạn.

 

Mặc dù có nhiều biến thể cho chuỗi Chào Mặt Trời, tuy nhiên với người mới, và cả người đã tập yoga lâu năm, Huyền tin vào việc tập trung vào một biến thể phù hợp và thực hành nó liên tục để có kết quả tốt nhất. 
Càng đi vào cơ bản, thực hành đơn giản, bạn mới càng có cơ hội khám phá thế giới  bên trong cơ thể, hơi thở và tâm trí của bạn sâu sắc hơn bao giờ hết!
Hãy chia sẻ cảm nhận và câu hỏi của bạn nếu có ở dưới cùng Huyền nhé!
Uncategorized

5 bài học của Huyền sau 5 năm thực hành morning routines

Huyền bắt đầu quan tâm đến chuỗi thói quen buổi sáng (morning routine) từ những năm 25 tuổi. Nhưng chỉ từ hồi bắt đầu làm True Juice và biết đến thói quen juicing buổi sáng, thì mình mới có cơ hội (bắt buộc) dậy sớm và gọi là nghiêm chỉnh với morning routines. Trước đó nó có rồi không, on off kiểu liu riu hời hợt nên không tính.

Và thực ra, chỉ khi mình dậy sớm thì cuộc sống của mình mới thay đổi hoàn toàn rõ rệt như vậy. Sớm ở đây của Huyền là 4.30, 5.00am mỗi sáng (dĩ nhiên bạn không cần phải dậy tầm đó nha trừ phi bạn mong muốn điều đó).

Sau 5 năm nhận thức và thực hành nghiêm túc dần morning routines, bây giờ phải nói là morning rituals (nghi lễ hàng sáng) chứ không chỉ là chuỗi hoạt động đầu ngày nữa, có rất nhiều bài học và ‘ngộ nhận’ Huyền thử tổng kết tại đây chia sẻ cùng các bạn. Mong rằng bạn không lặp lại các mistakes của mình hoặc rút ngắn được thời gian rông dài kém hiệu quả trên con đường thiết lập và thực hành morning routines của riêng bạn.

1. Phải xác định rất rõ động lực và khao khát là gì. Mindset first.

Tất cả mọi thay đổi cần được xác định và chuẩn bị về mặt tư duy đầu tiên.
Nếu như giai đoạn 10 năm trước khi còn trẻ, mình chỉ chớm nghĩ là ‘ừ cái này tốt này, hay này, làm thôi’. Và đương nhiên mình fail. Nó trôi qua như một cái thích chớp mắt nhất thời.
Nếu như 5 năm trước khi mới thực sự dậy được sớm do yêu cầu công việc, động lực lúc đó của mình là trách nhiệm (động lực bên ngoài). Lúc đó nó chưa đủ sâu, chưa chạm được tới mong muốn thực sự từ bên trong (động lực nội tại). Lúc đó mình có morning routines nhưng nó chưa ăn sâu vào niềm khao khát thực sự muốn sở hữu morning routines cho chính mình.
Thì 3 năm gần đây, khi đã xác định được mong muốn sâu thẳm bên trong, morning routines nó là cái mong muốn làm – một phần thưởng, chứ không còn là cái ‘phải làm’ nữa.

2. Cần có kế hoạch

Mình mất loăng quăng mấy năm đầu on off up down với việc thiết lập morning routines, lúc sát sao, lúc theo cảm hứng. Để rút ra một bài học quan trọng này: nếu bạn đã đi qua bước xác định WHY rất to xong rồi, và muốn thành công cao, hãy có plan cụ thể.

Viết rõ chi tiết từng bước trong morning routines của bạn, thời gian, hoạt động chính xác là gì, công cụ gì cần (ví dụ nếu xác định đọc sách buổi sáng, hãy biết rõ sách gì, bao nhiêu trang, hay nếu xác định mình sẽ thiền, thì hãy xác định rõ bao nhiêu phút, có hướng dẫn không, bật audio nào…)
Bước nào làm trước, làm sau, tuần tự.

3. Nên có backup – xác định đường dài

Cho phép khoảng nghỉ và kế hoạch rút lui. Đừng mong ngày nào cũng như ngày nào răm rắp làm đúng như plan. Hãy hiểu là thay đổi thói quen buổi sáng là KHÓ và rất khó. 90% dân số ko làm được điều này, nên bạn đừng mong nó dễ dàng trong chốc lát. Cuộc đời bạn sống vài chục năm thì có gần ấy cái buối sáng. Sáng nào cũng dậy. Sáng nào cũng có các hoạt động nhất định, chỉ là bạn muốn hoạt động đó là gì để có một cuộc đời tự tin chủ động và đáng sống hay không. Nếu bạn nghe ai nói dậy sớm là dễ, giữ được morning routines (tốt) là dễ, thì đừng tin nhé hehe.

Hãy lên kế hoạch cho cả những ngày mình thực sự chán/mệt/bận/đuối, thì mình cần làm gì (yêu cầu tối thiểu, siêu nhỏ là gì), hoặc cho phép % ngày trượt là bao nhiêu.

Và hãy nhớ: rớt là chuyện bình thường, cái quan trọng là lại nhặt lại và đi tiếp.

4. Không nên cứng nhắc, nó phải phù hợp cá nhân, theo giai đoạn

Kỷ luật trong giai đoạn đầu là chắc chắn. Nhưng không có nghĩa là ‘được ăn cả, ngã về không’. Trượt 1,2 hôm là đầu hàng, bỏ. Nhưng bạn không biết rằng có thể nó chỉ là giai đoạn để bạn cần review và điều chỉnh lại routines của mình. Cá nhân bạn không phải một cục đá, nó là vật thể sống, nó luôn thay đổi, nhu cầu và thể trạng cũng thay đổi theo ngày, theo mùa, theo tình trạng sức khỏe, theo mặt trăng (không chỉ áp dụng cho phụ nữ).
Và hãy nhận biết đúng và quan trọng nhất lại là mantra: rớt thì nhặt lại.

5. Tốt nhất nên có cách thức đúng ngay từ đầu

Luôn có cách đúng, và không đúng. Cách hiệu quả, và không hiệu quả. Không tự dưng mà những người thành công nhất trên thế giới đều dậy sớm và có chung 1 số thói quen buổi sáng giống nhau. Những triết lý yoga cổ đã vạch sẵn con đường tốt nhất cho nhân loại. Khoa học hiện đại cũng chứng minh những điều đó là đúng.
Và hãy xác định cái routines nào phù hợp cho chính bạn.

Nếu bạn chưa biết cách thức nào là tốt nhất cho sức khỏe và cuộc sống của bạn, bạn có thể join Thử thách 21 ngày Buổi sáng Diệu kì cùng mình.

Còn bạn thì sao?
Chia sẻ trải nghiệm thực hành các thói quen buổi sáng tốt lành của bạn dưới comment nhé!

Uncategorized

RẰM TRUNG THU

Tối nay trăng rằm Trung thu

Thực ra mình có đủ mọi lý do để nói rằng đây là một thời điểm đặc biệt.
Chưa từng bao giờ mình có thời điểm đặc biệt như này: cách ly xa nhà ở một mình ở góc biển xa xăm phía đầu bên kia tổ quốc chưa biết ngày nào được về, đây là cái trăng rằm thứ 3, trên biển, ngắm trăng, và là Trung thu đầu tiên người nhà mình làm cỗ bầy cỗ vui trăng linh đình nhất từ trước đến nay.

Tại sao lại kỉ niệm sự đặc biệt của Trung Thu vào ngày 15 âm lịch đúng vào tháng 8 chứ không phải tháng khác?
Tại sao lại có cả một sự tích đi kèm buổi tối này?
Tại sao người ta lại ăn mừng thời điểm này, sự đặc biệt của nó?
Rõ ràng trăng ngày 16 to không kém, đẹp không kém ngày 15! Nhưng ngày 16 không có ý nghĩa gì.

Và mình ngắm kĩ trăng, khi ngồi đó trên bãi cát, cả một bãi biển chỉ có một mình, gió mát nhẹ, sóng vẫn dập dìu, ánh trăng phản chiếu sáng lấp lánh cả một vệt dọc trên mặt biển đến hết tầm mắt.
Thời khắc này nó được kỉ niệm, bởi nó được tin là đặc biệt.
Nhưng mình chợt nhớ ra là: mỗi giây phút, ngay lúc này, cái gì diễn ra ngay hiện tại này đây, nó đều là duy nhất.
Tất cả mọi giây phút.
Chứ không chỉ là Trung Thu, hay một dịp cụ thể nào.

Nhưng mà hầu hết chúng ta đều không ăn mừng sự đặc biệt của mỗi ngày.
Nên phải nhờ những dịp lễ để nhắc nhở.
Phải nhờ những dấu ấn.
Giống như nút Pause trên bảng điều khiển cuộn phim cuộc đời.

Giá mà mình học cách pause nhiều hơn.
Khi sống mà luôn nhận thức được những gì đang diễn ra.
Mentor của mình gọi là sự Tỉnh Giác trong mọi giây phút.

Chúc chúng mình luôn Tỉnh Giác nhé các bạn yêu mến!
Mai mình lại đi ngắm trăng trên biển đây ^^

Nguồn ảnh Unsplash: Phải mượn chiếc ảnh trên mạng vì thực sự để chụp trăng rất khó, khi mình chỉ có mỗi chiếc iphone nhỏ xinh bên người

Uncategorized

MORNING ROUTINES – THÓI QUEN BUỔI SÁNG CỦA HUYỀN

Những bạn bè nhiều năm biết Huyền có lẽ đã thấy Huyền chia sẻ vài lần về ý nghĩa của phút giây sáng sớm.
Cũng có nhiều bạn thắc mắc về morning routines của Huyền.
Mặc dù kể chi tiết nó sẽ hơi dài, nhưng mình sẽ tóm tắt tại đây để các bạn có chút hình dung. Một lưu ý nhỏ, là morning routines không phải là thứ fix cứng như bạn nghĩ, nó hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp từng giai đoạn, phục vụ nhu cầu cơ thể bạn theo những thay đổi bạn đang có, cả về tâm thức, tình trạng cơ thể và hoàn cảnh.
Nó là công cụ. Và bạn làm chủ công cụ chứ không phụ thuộc.

1. Bắt đầu từ khi nào?

Có lẽ phải từ những năm 2012 mình đã tìm đọc và có quan tâm chút chút về chuỗi thói quen buổi sáng (morning routines). Nhưng thật sự từ việc tìm hiểu đến thực hiện còn xa lắm.

Bắt đầu từ 2016, cũng may mắn mà mình làm juice, rồi start True Juice, bản thân mình là người sản xuất nước ép mỗi sáng nên việc dậy sớm là điều bắt buộc – không được phép sai. Ngày nào cũng như ngày nào bất kể mưa nắng bão giông mùa đông trời lạnh căm ẩm ướt tỉnh dậy lúc tối đen như mực, thường là 4.30am, thực sự nó cũng là thử thách. Nhưng nó dần thành thói quen, không cần phải nghĩ,não mình nó khỏi bịa lý do được, khỏi bàn cãi, khỏi tranh đấu.
Và từ đó mình nếm được hương vị của việc dậy sớm. Thật sự cảm ơn thời điểm đó đã cho mình cơ hội được trải nghiệm điều này.

Sau khoảng 2 năm mình có bạn nhân viên có thể handle được bớt trách nhiệm nên có thể không cần phụ trách dậy sớm sản xuất từ đầu nữa. Vậy là bị mất 1 năm mình dậy muộn hơn.

Và vì có khoảng thời gian không dậy sớm nữa, mình nhận ra các vấn đề của giai đoạn đó và cái ‘mất’. Nghĩ lại, cứ giai đoạn nào không giữ được morning routines và dậy sau 6am thôi là giai đoạn đó tệ hại, xuống cấp, không ở trạng thái tốt nhất.

2. Các khó khăn:

Như mình đã đề cập, morning routines không nhất thiết phải giữ nguyên. Nó có thể thay đổi.
Là người đã up down lên xuống quá nhiều lần trên hành trình giữ morning routines, mình biết nó không hề dễ dàng và luôn trải qua giai đoạn chỉnh sửa, điều chỉnh. Fail rồi lại quay lại, fail rồi lại quay lại, tụt xuống rồi lại kéo lên, on và off.
Vì mình nói tới tiến trình của tháng, của năm. Chứ với thói quen để đời, thì nó không tính theo ngày. Tức là có thể nhiều tháng giữ tốt, rồi lại vài tháng tụt/lệch chuỗi. Rồi lại lấy đà lại, lại tiếp, có khi được cả năm, rồi có lúc lại tụt.

Kể như vậy để các bạn thấy: ai mà bảo thay đổi thói quen buổi sáng dễ, ai mà bảo dậy sớm dễ, là họ điêu đấy!

90% con người chúng ta là thiếu kỉ luật. Chưa kể người Việt Nam nhìn chung là lười và vô kỉ luật (sorry mình tự nhắc bản thân như vậy dựa trên phần đa mọi người mình quan sát được xung quanh).

Cái bầu không khí chung xung quanh bạn và cộng đồng quanh bạn là như vậy, nên để xây dựng tính kỉ luật và tổ chức, nó thử thách chứ.
Và chúng ta là con người, phụ thuộc tinh thần và cảm xúc, tình trạng sức khỏe có thể lên xuống, các trách nhiệm đời sống cũng biến đổi. Nếu bạn không học được cách điều chỉnh morning routines phù hợp sức, bạn chắc chắn không duy trì được.

Nếu được, khi bạn nỗ lực cho một thói quen tích cực về lối sống như dậy sớm và thiết lập morning routines, tốt nhất, bạn nên có phương pháp ngay từ đầu và chuẩn bị trước rất nhiều chiến thuật cho các khó khăn sẽ chặn đường.

3. Routines hiện tại 2021 của Huyền:

-5am: tỉnh, nằm trên giường nghĩ về dự định tốt đẹp cho ngày mới, cảm ơn cuộc sống và hứa sẽ sống trọn vẹn một ngày tốt đẹp.
Massage xoa mặt
Ra khỏi giường, mở hết cửa và lơ vơ ngắm cảnh ngắm trời
Đánh răng rửa mặt vệ sinh cá nhân
Uống 1 cốc nước mật ong chanh nghệ quế to đùng. (đồ uống có thể thay đổi theo từng nhu cầu giai đoạn)

-5.30am: chào mặt trời 3-6 vòng (hôm nào rảnh thì tập luôn yoga 30-45p, không thì thường tập vận động vào buổi chiều)
Tập khí công/thở 20-30 phút
Thiền 30-45p
Kết thúc ngồi là cầu nguyện

– Bữa sáng là juice/sữa hạt hay smoothie nào có sẵn tại văn phòng (trước tự làm giờ có người làm cho hihi).
cuối tuần thì lịch ăn sáng thường là cả nhà ra ngoài ăn gì đó nên sẽ khác trong tuần.

Update: 3 tháng cách ly ở biển thì morning routines có bao gồm thêm massage dầu, tắm nắng, thi thoảng tắm biển sáng/đi dạo bờ biển.

Tạm kể vậy nha.

Bạn bắt đầu một ngày như thế nào?

Nếu quan tâm chủ đề này, hãy comment và đặt câu hỏi bên dưới blog để Huyền cùng trao đổi nhé.

Uncategorized

TRẺ EM SINH RA LÀ ĐỂ DẠY CHA MẸ

Tình cờ trong buổi sinh hoạt review sách của team mình, từ chia sẻ của một bạn về một cuốn sách nói về câu chuyện của một người phụ nữ và mối quan hệ không được tốt đẹp của bà và cha mình, chúng mình có trao đổi cùng nhau về chủ đề con cái và cha mẹ.
Bạn host có gọi đích danh: chị Huyền thì sao, em thấy chị nói chuyện với San như bạn bè, chị có quan điểm thế nào…
Lúc đó mình mới thoáng nhìn lại con đường làm mẹ của mình.
Thực ra mình luôn nói trêu với mọi người là mình là một người mẹ ‘lười’.
Mình thường không can thiệp vào khá nhiều quyết định của con. Không bắt ép con phải làm gì đó nếu việc đó thực sự không cần thiết hay gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Không nhồi suy nghĩ và cách nhìn của mình vào con. Không phê phán cách nghĩ và diễn đạt khi con nói về điều gì đó, hay về bản thân con, mà chỉ thảo luận lại quan điểm của mình về cùng chủ đề đó, để con tự nhận định cái gì phù hợp cho con. Dĩ nhiên không phải bàng quan, mà là phải rất kiềm chế chuyện người lớn áp đặt suy nghĩ vào con trẻ, và rất khéo léo nhẹ nhàng đưa quan điểm điều chỉnh, nếu thấy cách con nghĩ đang làm con tự ti hoặc chưa đúng lắm.
Thế nên mình cũng không bắt con phải học theo kiểu gì, phải ăn theo kiểu gì, phải ăn được gần nào, phải được gần nào cân, trông con phải thế nào mới hợp mắt.
Nói tóm lại, mình học cách ‘tôn trọng’ con, như một người lớn, như một linh hồn đầy đủ, thực thụ, độc lập. Không phải mình sáo rỗng, mà thực sự mình nhìn thấy điều đó trong mắt con mình, kể từ khi nó còn bé lọt thỏm trong vòng tay. Ánh mắt nó đã nói lên điều đó.

Ôi mình luôn ao ước: giá như mình được hồn nhiên và sống trọn vẹn như con trẻ.

 

Có rất nhiều bạn nghĩ rằng: mình có trách nhiệm phải lo cho con, phải nuôi dạy nó nên người, phải mang những gì đầy đủ nhất, tốt nhất cho con, phải cho con học trường xịn nhất trong khả năng, ăn món ngon nhất, có nhiều đồ chơi/sách và đời sống tốt nhất (về vật chất)…rất nhiều tiêu chuẩn để làm bố mẹ.
Mình thì thấy thế này:
Bạn chỉ cần 1 thứ duy nhất cho con thôi – Tình Yêu Thương.
Vậy là đủ.
Mọi thứ sẽ tự tìm được cách và lối đi đúng của nó.
Và bạn là ai mà nghĩ rằng có thể sở hữu con cái, sở hữu giấc mơ, sở hữu tư tưởng và sở hữu cuộc đời của con mình.
Bạn khao khát thay đổi cuộc đời chúng, nhưng lại chưa làm nổi thay đổi chính mình.
Bạn khao khát mình được tự do, nhưng lại kìm hãm cả mình và đứa trẻ trong những giấc mơ của xã hội.
Có thể bạn lại hỏi rằng, nói thì dễ, làm thử đi.
Đúng, nói thì dễ. Nhưng chỉ bằng nhận thức đúng, tư tưởng và các suy nghĩ của bạn đã ở một dòng chảy khác.
Mà bạn biết rồi đó, suy nghĩ quyết định hành động.
Và cả suy nghĩ lẫn hành động phát ra đều là gieo nhân vào tiến trình của nhân quả.
Cứ mạnh dạn mà suy nghĩ đúng cái đã hen.
Hành động thì còn sửa dài dài, sửa cả đời.
Có lẽ khả năng diễn đạt chưa được tốt, mình mượn một vài câu trích từ cuốn sách mình rất yêu mến:
“Con cái các bạn chẳng là của các bạn đâu.
Đó là con trai, con gái của Sự Sống khát khao Sự Sống.
Chúng sinh ra thông qua các bạn chứ đâu phải từ các bạn.
Và cho dù chúng có ở cùng các bạn, chúng vẫn chẳng thuộc về các bạn.
Các bạn có thể cho chúng tình yêu, nhưng không cho được tư tưởng,
vì chúng có tư tưởng riêng của mình.
Các bạn có thể cho chúng nương thân, nhưng không thể cho chúng nương náu tâm hồn.
Vì tâm hồn của chúng ở trong ngôi nhà của ngày mai mà các bạn không thể tới thăm dù là trong mộng tưởng.
Bạn có thể cố công cố sức giống chúng, nhưng đừng tìm cách làm cho chúng giống mình.
Vì cuộc đời không đi giật lùi cũng chẳng nấn ná với ngày hôm qua.”
Chúc cho bạn nhận ra được nhiều bài học từ con cái của mình!
Uncategorized

CÁCH UỐNG JUICE VÀ SMOOTHIE VÀO MÙA ĐÔNG

Một trong những thói quen đã thay đổi sức khỏe và cuộc sống hay cảm nhận và cả body của rất nhiều người, đó là thói quen uống juice hay smoothie rau xanh củ quả tươi. Đây là cách bổ sung vitamins và thức ăn chất lượng cho tế bào, không gây độc hại, chỉ làm trơn tru và tăng chức năng của chúng.

Tuy vậy vào những lúc thời tiết lạnh, và với những người có thể trạng lạnh (gầy, dễ bị lạnh, tay chân thường xuyên lạnh vào mùa đông), mà vẫn uống nạp rau xanh củ quả thực vật theo đường juice và smoothie (bởi vì dừng uống thì cũng nhiều lợi bất cập hại), thì có những cách sau đây để xử lý. Những cách này giúp làm tăng tính ấm cho đồ uống và vì thế tăng lợi ích của chúng vào thời điểm người bị lạnh hoặc thời tiết lạnh (Những người vào mùa đông chân tay vẫn ấm, người vẫn ấm, hay ăn nhiều đồ nóng, đồ qua nhiều chế biến, rượu bia, và tính cách cũng dễ nóng nảy thì lại hoàn toàn uống juice smoothie rau xanh thoải mái).

Các tips làm giảm độ ‘lạnh’ và ‘mát’ của juice/smoothie vào mùa đông (dành cho những người dễ bị lạnh):

1. Nhiệt độ của juice/smoothie:

Để nguyên liệu ở nhiệt độ phòng trước khi ép thì sẽ có thành phẩm juice không lạnh.
Nếu vẫn thấy lạnh,ngâm cốc/chai đựng juice trong nước ấm (không nóng quá 70oC) trong 5-10p là juice sẽ bớt giá. Áp dụng tương tự khi bạn đã làm juice và trữ trong chai lạnh, trước khi uống hãy ngâm chai nhanh trong nước ấm. Lắc kĩ rồi uống.
Với smoothie: rất nhiều khi nguyên liệu smoothie mình hay để trữ đông lạnh (ví dụ như gấc, bí đỏ nghiền, chuối chín dư nhiều ..) – vì nó chính là lí do để làm smoothie tiện và nhanh dữ dội. Các bạn có thói quen uống smoothie cũng sẽ có tủ lạnh trữ kiểu như vậy (thế mới duy trì được thói quen uống smoothie các bữa sáng). Nếu bạn xay smoothie với nguyên liệu lạnh, một tip mình hay thực hiện đó là : sử dụng chất lỏng ấm nóng khi xay smoothie. Ví dụ trong công thức smoothie có dùng sữa hạt – hãy hâm nóng sữa hạt.
Một mẹo nữa là: bạn có thể chuyển smoothie sang dạng soup ấm. Đơn giản bằng cách, vẫn là cái smoothie bạn hay uống đó, hãy cho lên nồi khuấy nhẹ cho đủ ấm là có một phần ăn sáng ấm bụng mà không lo thừa các chất lung tung.

2. Các nguyên liệu làm ‘ấm’:

Với juice: hãy ép cùng các gia vị tươi mang tính ấm nóng cay, bản thân các gia vị này lúc nào cũng tốt khi kết hợp trong juice. Vào ngày lạnh, bạn càng nên tăng cường số lượng nhiều hơn nữa các loại gia vị này. Ví dụ mùa hè uống juice có mẩu gừng nhỏ thì mùa đông cho mẩu gừng thật to vào uống phê là. Các loại gia vị tươi nên thêm vào: gừng, sả, tía tô, các loại rau húng, lá lốt, nghệ…thậm chí là ớt tươi. Nếu chỉ cần 1 thứ và muốn cuộc đời đơn giản thì hãy chọn Gừng.
Một món juice siêu nhân cho mùa đông của mình là: Shot gừng nghệ. Bạn ko làm được thì liên hệ True Juice cũng có nhé.

Với smoothie: mình hay thêm rất nhiều bột quế. Đơn giản, hiệu quả, ấm áp, thơm, ngọt, cay nhẹ. Ngoài ra mình hay có các loại sẵn như bột hồi (star anise, mình đặc biệt thích mùi hồi), bột ngũ vị (có sẵn nghệ gừng tiêu đinh hương allspice). Nếu chỉ cần 1 thứ và muốn cuộc sống đơn giản thì hãy chọn Quế.

Các loại rau củ quả nên tăng cường chọn để ép vào mùa lạnh: các loại củ như cà rốt, củ cải, củ hồi, táo, lê (không nên kiêng các loại củ quả có tính ngọt, đừng cứ thấy ngọt là dẫy nảy lên).

3. Thời điểm và cách uống:

Vẫn luôn tốt nếu bạn uống juice và smoothie vào lúc bụng chưa no (lý do mình đã chia sẻ rồi). Tuy nhiên khi trời lạnh, bạn cần ‘chuẩn bị’ cơ thể một chút cho nó hấp thụ được tốt hơn các đồ uống nhiều rau củ sống: trước khi uống juice, smoothie, bạn nên bắt đầu 1 ngày (vào sáng sớm khi thức dậy) với 1 cốc trà gừng ấm nóng.
Ngoài ra bạn có thể uống thêm nhiều trà thảo mộc có tính ấm trước khi uống juice (các loại trà từ gừng, quế, sả, táo đỏ, long nhãn v.v..) cũng giúp làm ấm các cơ quan trong cơ thể. Và tốt nhất không uống raw juice/smoothie vào buổi tối sát giờ đi ngủ vì lúc này cơ thể đang cần những đồ uống có tính chất ấm hơn (trừ phi bạn đã xử lý với 2 bước trên hoặc trong những kì bạn nhậu nhẹt và ăn uống lung tung quá mà chỉ còn buổi tối về nhà để bổ sung juice).

4. Tips cuối cùng và quan trọng nhất:

Bạn có thể uống bất kì loại juice và smoothie nào trên cuộc đời mà không cần phải bận tâm nhiều các bước kể trên, khi bạn có đủ NHIỆT từ vận động cơ thể. Việc tập luyện và cho cơ thể được làm ấm đúng cách trong mùa đông là tối quan trọng. Vì thế, nếu phải lăn tăn ăn uống thế nào cho cẩn thận nhất, bạn cũng nên bắt đầu đơn giản với việc ‘move your ass’ – tập đi đã rồi hẵng lo.
Nói về tập thì vô vàn quá, tập cái gì cũng được, cứ tập đã. Rồi lúc tập xong thì tự quyết mình tập về khí nhiều hay vận động về body nhiều hay là cả hai cho tốt nhất.

Đây là những cách cá nhân Huyền áp dụng vì thực ra sau một thời gian nghe theo các lời khuyên không nên uống juice hay đồ sống vào mùa đông + thử nghiệm trên bản thân thì thấy, mùa đông là mùa cơ thể rất háo, nếu không biết cách bổ sung rau củ quả cẩn thận, dừng hoàn toàn juice (mà trước đó uống quen như mình), thì người đột nhiên thấy thiếu ‘rau’ và vitamins khoáng chất. Tức là uống thì lo lạnh, mà không uống thì thấy thiếu. Bạn có thể thử các tips trên của Huyền, nếu cảm thấy phù hợp thì chia sẻ với Huyền nhé.

Thân thương,