Uncategorized

SELF SABOTAGE (TỰ PHÁ HỦY)

“Vội vã những khám phá,
Hối hả những chắp ghép,
Bồi hồi những vụn vỡ,
Ôm ấp những niềm đau.”
Có lẽ tiêu đề sẽ hơi nổi cộm và đâu đó khiến chúng ta giật mình.
Nhưng nếu nhìn kĩ, chúng ta sẽ nhận thấy, TẤT CẢ chúng ta đều đã từng, bằng cách nào đó, hình thức nào đó, tự phá hủy/tự hủy hoại chính mình ở các mức độ khác nhau.
Có rất nhiều niềm tin mang tính phá hủy
Có rất nhiều suy nghĩ và lời nói mang tính phá hủy
Có rất nhiều hành động và thói quen mang tính phá hủy
Bản thân Huyền cũng có đầy. Chỉ là càng ngày mình càng nhận thức được khi những suy nghĩ đó nổi lên ra sao (đặc biệt khi cảm xúc đi xuống, năng lượng đi xuống).
Mình lớn lên từ nhỏ đã là một đứa trẻ bị bully. Bully 4 năm tiểu học, và còn đeo đẳng mãi đến mấy năm đầu cấp 2.
Và vì thế mình mang bên trong một tính cách tự ti và rất dễ tổn thương bởi lời nói của người khác.
Và bằng một cơ chế bản năng tự nhiên của tâm lý, các suy nghĩ mang tính rào cản, trì nặng và kéo tụt, hay nặng hơn là không chấp nhận/tự hủy hoại, là cách cơ thể và não bộ phản ứng ‘phòng vệ’ (không cần thiết) dựa trên các nỗi sợ.
Rồi mình chắp ghép lại những nỗi sợ rải rác trong hành trình của mình. Quá trình tự thoát khỏi rào cản bên trong và những nỗi sợ rất sâu ở trong mình là một quá trình không nhanh chóng. Nhưng nó đã và đang được chuyển đổi.
Và mình muốn chia sẻ điều này để các bạn biết rằng:
Chúng ta có mọi khả năng để quyết định thực tại của chính mình.
Không có điều gì quyết định được bạn sẽ suy nghĩ gì, chọn hành động gì, chọn nói ra những lời thế nào. Ngoài bạn.
Trong quá trình tự thực hành cho bản thân, có một số những message mình nhận được mà mình ghi lại.
Trong đó có những điều sau. Hi vọng bạn cũng có thể sử dụng những lời khẳng định này để NHẮC bản thân bạn. Trong những lúc bạn nổi lên các suy nghĩ như: chưa tin mình sẽ làm được, mình lười lắm, mình bận quá, mình không biết có làm được không, mình không xứng đáng…

Các bước để đối mặt với Self Sabotage – Những suy nghĩ tự hủy hoại:

1. Nhận biết:
Một cách chân thực, khách quan, không đánh giá. Hãy nhẹ nhàng nhận ra cái suy nghĩ gì đang chiếm ngự mình. Cảm xúc gì nó gây ra cho mình. Chỉ nhận biết, không đánh giá, không quy chụp. (bước này là quan trọng nhất)
2. Hồi tưởng:
Nhìn ra những trải nghiệm nào trong quá khứ, những sự kiện, những thử thách/biến cố nào đã từng xảy ra, có thể đã khiến mình có phản ứng như hiện tại.
Hãy tha thứ cho bản thân và tự cứu mình ra khỏi những bối cảnh của quá khứ. Hãy ôm lấy cảm xúc đó của chính mình giống như đứa trẻ tổn thương cần cái ôm của cha mẹ.
3. Chuyển đổi:
Nhắc bản thân rằng: những trải nghiệm của quá khứ hoàn toàn có thể lặp lại ở hiện tại, nếu mình không thay đổi.
Nhận biết khả năng mình hoàn toàn có thể quyết định điều đó/suy nghĩ/hành động đó, có lặp lại tiếp hay không.
Tự cho mình một cơ hội và niềm tin để chuyển đổi.
Bạn sẽ thành công nhất nếu áp dụng được thay đổi cho chính những suy nghĩ hay lặp đi lặp lại hàng ngày nhất, chứ không phải chỉ ở những quyết định quan trọng trong đời.
Việc chúng ta đang dành ra những khoảng tĩnh tâm mỗi sáng, để quan sát hơi thở và thiền, chính là thực hành tăng khả năng quan sát và nhận biết Tâm trí của chính mình nhạy bén hơn đó.
Bạn đã từng nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và tự hủy hoại nào của chính mình chưa?
Chia sẻ cùng nhau tại comment nhé!
Leave your Comments

Ad: under single post

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply