Search results for:

sinh tố

Smoothie

Sinh tố quả dừa với rau xanh ngọt mịn màng – Copacabana

Nếu bạn mê đắm dừa và bất kỳ thứ gì liên quan đến dừa (giống mình)

Nếu bạn thích sinh tố

Nếu bạn thích nhận thật nhiều điều tốt đẹp từ rau xanh mà không phải  ăn (nhai) rau

Nếu bạn thích nhắm mắt và uống một thứ gì đó mang hơi thở của ‘holiday’ – kỳ nghỉ bên bờ biển mằn mặn gió nào đó

Nếu bạn có trong tay 1 quả dừa, 1 quả chuối và 1 nắm rau xanh.

Bạn phải làm món sinh tố này!

Cực đơn giản, cực dễ làm, cực đã (và cả ngọt ngào nữa, và cả màu xanh quyến rũ nữa…). Nước dừa và cùi dừa chứa potassium và các chất béo lành mạnh giúp phục hồi lượng nước và năng lượng cơ thể bị mất, vì vậy nước dừa được các vận động viên ưa thích thay thế cho các loại nước tăng lực nhiều đường. Cũng không tự nhiên dừa là loại thực phẩm dễ dàng tìm thấy trên các vùng địa lý hoang mạc hay thời tiết khô cằn. Mình đang thấy héo ai cho quả dừa là tươi ngay ý 🙂

Nguyên liệu cực giản đơn:

1 quả dừa xiêm (lấy cả nước cả cùi)
1 cup rau bó xôi (hoặc một nắm tay rau xà lách hay một loại rau xanh mà bạn yêu thích)
1 quả chuối đông lạnh

Quả dừa lấy nước và nạo lấy cùi (không nên chọn dừa quá già sẽ khó xay phần cùi). Đổ tất cả vào máy xay, thêm chuối và nắm rau xanh. Xay nhuyễn tất cả trong vòng 1p.

Đổ vào vỏ dừa, cắm cái ống hút, đem ra ngồi ban công vừa hít vừa ngắm nắng mùa thu đợi gió thổi tung tóc!

Copacabana - Sinh tố dừa xanh

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (3 items)

  • 1 quả dừa xiêm (lấy cả nước cả cùi)
  • 1 cup rau bó xôi (hoặc một nắm tay rau xà lách hay một loại rau xanh mà bạn yêu thích)
  • 1 quả chuối đông lạnh

Instructions (2 Steps)

1

Quả dừa lấy nước và nạo lấy cùi (không nên chọn dừa quá già sẽ khó xay phần cùi). Đổ tất cả vào máy xay, thêm chuối và nắm rau xanh. Xay nhuyễn tất cả trong vòng 1p. Thêm nước nếu muốn loãng hơn.

2

Đổ vào vỏ dừa, cắm cái ống hút, đem ra ngồi ban công vừa rít vừa ngắm nắng mùa thu đợi gió thổi tung tóc!

Notes

Nếu dùng chuối không đông lạnh thì nên thêm chút đá vào khi xay để uống mát. Recipe from the book "Best green drinks ever" by Katrine Van Wyk

Smoothie

Sinh tố đu đủ giảm đầy bụng khó tiêu – Belly Soother papaya green smoothie

Đu đủ là loại hoa quả đặc thù của xứ nhiệt đới. Chúng ta thật may mắn vì có thể ăn những quả đu đủ ngọt thẫm thường xuyên với giá thành rẻ. Đu đủ khi chín có vị ngọt và mùi đặc trưng (có thể một số người không thích mùi nồng của đu đủ chín). Khi làm sinh tố, các bạn nên chọn đu đủ vừa chín, nhưng không chín nẫu hoặc bị lên mùi men. Đu đủ rất hợp với các loại quả nhiệt đới khác như xoài, dứa, chuối.

Đu đủ giầu vitamin C, chất chống oxy hóa và chứa nhiều vitamin A, E, K. Đặc biệt enzyme có tên papain trong đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu táo bón.

Kết hợp với rau xanh và sữa chua, đây là món sinh tố tuyệt vời khi bạn đã lỡ bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài sữa chua, bạn có thể cho thêm các loại sữa thực vật khác (sữa dừa, sữa hạnh nhân chẳng hạn) để có món sinh tố loãng hơn và ngậy hơn nữa (không dùng sữa bò với món sinh tố này để đảm bảo tác dụng hỗ trợ tiêu hóa).

Papaya-belly-soother

Thành phần:

1/4 quả đu đủ (khoảng 1 bát con thịt quả đu đủ)
1 hộp sữa chua không đường (sữa chua Hy Lạp thì làm tốt, 1 cup)
1 cup rau bó xôi (hoặc rau xà lách)
1/2 quả chanh (vắt lấy nước)
1 thìa cà phê mật ong (tùy thích)

Cách làm:

Xay tất cả nguyên liệu trong máy sinh tố khoảng 1 phút cho nhuyễn. Thêm đá khi xay nếu muốn uống mát.

Belly Soother papaya green smoothie - Sinh tố đu đủ giảm đầy bụng khó tiêu

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (5 items)

  • 1/4 quả đu đủ (khoảng 1 bát con thịt quả đu đủ)
  • 1 hộp sữa chua (sữa chua Hy Lạp thì làm tốt, 1 cup)
  • 1 cup rau bó xôi (hoặc rau xà lách)
  • 1/2 quả chanh (vắt lấy nước)
  • 1 thìa cà phê mật ong (tùy thích)

Instructions (1 Steps)

1

Xay tất cả nguyên liệu trong máy sinh tố khoảng 1 phút cho nhuyễn. Thêm đá khi xay nếu muốn uống mát.

Notes

Chú ý chọn đu đủ vừa chín mềm, không chọn đu đủ chín quá hoặc bị nẫu. Nếu dùng sữa chua có đường thì không cho thêm mật ong.

Smoothie

Cách làm sinh tố đậu xanh sữa dừa ngon và ngậy

Bạn có hay uống smoothie (sinh tố) cho bữa sáng không?

Green smoothie thường trực là bữa sáng nhanh, gọn, đủ chất của mình.

Bữa sáng của bạn nên bao gồm chất xơ (fiber). Tại sao? Bởi vì nếu dùng bữa sáng có chất xơ, bạn thấy no lâu, nghĩa là trong ngày bạn sẽ không bị ăn nhiều hơn so với nhu cầu. Trong khi đó, các loại đậu (beans) nổi tiếng giàu chất xơ, chưa kể protein và nhiều amino acids cần thiết khác.

Vậy thì tại sao lại không dùng đậu trong sinh tố nhỉ?

-Các loại đậu thường không có mùi vị mạnh
-Khi nấu chín và xay nhuyễn, đậu thường cho một hỗn hợp rất mịn (và truyền thống đã được ông bà ta dùng rất nhiều trong các loại nhân bánh, điển hình là đậu xanh)
-Đậu rất giàu chất xơ và là nguồn protein từ thực vật rất kinh tế (rẻ tiền)
-Đậu hoàn toàn có thể trữ đông: Hấp/nấu chín đậu và trữ đông trong khay đá hoặc các hộp nhỏ thành từng viên đậu, mỗi lần chỉ cần bỏ các viên đậu ra dùng. Chẳng phải là quá tiện sao?
-Và cuối cùng: đậu dùng trong sinh tố cũng rất ngon. Đừng hỏi mình tại sao 🙂 cứ thử đi bạn sẽ biết.

Công thức dưới đây là sự kết hợp của đậu xanh và sữa dừa. Trước khi mình làm món này mình đã tưởng tượng là nó ngon rồi (và nó cũng ngon thật) vì đậu xanh sữa dừa là vị phổ thông trong nhiều loại bánh và món tráng miệng.

Nếu nhà bạn có sẵn đậu xanh thì sao không thử  nhỉ?

Dau-xanh-sua-dua

Tất cả nguyên liệu cho vào máy xay sinh tố

Nguyên liệu

1/2 cup đậu xanh nấu chín 
1 cup sữa dừa, khoảng 250-300ml (sữa dừa mình tự làm, nếu không có thì bạn mua sữa dừa dạng lon, dùng khoảng 2 thìa tbsp, hoặc dùng nguyên một quả dừa xiêm cả nước cả thịt dừa)
1 quả chuối đông lạnh
1 nắm rau xà lách

Cách làm

Đậu xanh có thể dùng loại nguyên vỏ hoặc chà vỏ đều được. Ngâm mềm khoảng 12-24h (ngâm qua đêm). Nấu chín (đồ, hấp, luộc, nấu nồi cơm điện, nấu nồi áp suất…tùy phương tiện). Thường mình nấu một mẻ đậu thì vừa dùng làm sữa thực vật, vừa bỏ đông một nửa trong các khay nhỏ, mỗi lần dùng chỉ việc bỏ viên đậu ra cho thẳng vào máy xay sinh tố(hoặc không đông lạnh thì trữ ngăn mát được 2-3 hôm).

Xay toàn bộ nguyên liệu cho nhuyễn, trong vòng 1-2 phút (chia làm vài lần ấn máy). Cho thêm nước nếu thích uống loãng hơn.

Uống ngay. Rắc thêm chút hạt chia hoặc rắc dừa nạo lên trang trí.

Chúc các bạn ngon miệng và no bụng 🙂

Mung bean coconut smoothie - Sinh tố đậu xanh sữa dừa

Print Recipe
Serves: 1 Cooking Time: 20min

Ingredients (4 items)

  • 1/2 cup đậu xanh nấu chín
  • 1 cup sữa dừa, khoảng 250-300ml (sữa dừa mình tự làm, nếu không có thì bạn mua sữa dừa dạng lon, dùng khoảng 2 thìa tbsp, hoặc dùng nguyên một quả dừa xiêm cả nước cả thịt dừa)
  • 1 quả chuối đông lạnh
  • 1 nắm rau xà lách

Instructions (3 Steps)

1

Đậu xanh có thể dùng loại nguyên vỏ hoặc chà vỏ đều được. Ngâm mềm khoảng 12-24h (ngâm qua đêm). Nấu chín (đồ, hấp, luộc, nấu nồi cơm điện, nấu nồi áp suất...tùy phương tiện). Thường mình nấu một mẻ đậu thì vừa dùng làm sữa thực vật, vừa bỏ đông một nửa trong các khay nhỏ, mỗi lần dùng chỉ việc bỏ viên đậu ra cho thẳng vào máy xay sinh tố(hoặc không đông lạnh thì trữ ngăn mát được 2-3 hôm).

2

Xay toàn bộ nguyên liệu cho nhuyễn, trong vòng 1-2 phút (chia làm vài lần ấn máy). Cho thêm nước nếu thích uống loãng hơn.

3

Uống ngay. Rắc thêm chút hạt chia hoặc rắc dừa nạo lên trang trí.

Notes

Nếu không dùng chuối đông lạnh thì thêm đá để món sinh tố mát sẽ ngon hơn. Nếu không có rau xà lách có thể thay bằng các loại rau xanh khác mà bạn có (bó xôi, cải xoăn v.v)

JUICE RECIPES/ Smoothie

Passion 4 Spirulina – Sinh tố béo ngậy cùng tảo spirulina

Đây có thể được coi là công thức blend (lai giữa smoothie và juice) mà mình ấn tượng nhất từ trước tới giờ. Kể cả khi đã thử rất nhiều công thức smoothie có nền từ juice, món này mình vẫn ưng lắm lắm bởi sự đơn giản mà hấp dẫn cực kì của nó: cái mượt mượt creamy của sữa chua, mùi thơm của dứa, chuối, và đặc biệt cái màu ánh blue từ tảo spirulina (chưa kể tính dinh dưỡng của tảo).

Mình biết đến món này khi thực hiện chương trình 7 day juice cleanse (7 ngày thải độc với juice). Phải cảm ơn Juice Master vì anh đã nghĩ ra cái món này để mình cứ phải làm đi làm lại, rồi cả những người bạn của mình hễ ai thử cũng mê rối rít. Với các bạn ăn thuần chay (vegan), nếu không có sữa chua vegan, các bạn bỏ qua sữa chua và xay cùng dứa + một chút hạt điều tươi (đã ngâm mềm) nhé.

Công thức dưới đây đã cải biên một chút từ công thức gốc dựa theo trải nghiệm của chính mình.

Nguyên liệu:

1/4 quả dứa lớn (1/2 quả dứa nhỏ)
1 quả táo
1/2 quả chuối
100g sữa chua không đường 
1 viên tảo spirulina tươi (mình dùng tảo tươi của Việt nam, gọi là Vinataor, tảo tươi không hề có mùi tanh, hoặc các bạn có thể dùng 1/2 tsp bột Spirulina)

Cách làm:

Ép: ép phần dứa và táo

Xay: cho phần nước dứa và táo vào máy xay, xay cùng sữa chua, chuối và tảo spirulina. Món này chỉ cần xay 15-20s là nhuyễn không cần xay lâu như green smoothie có rau xanh đâu.

Món này sử dụng cả 2 máy: máy ép và máy xay. Nếu ai chỉ có máy ép thì có thể xay tất cả nguyên liệu nhưng thành phẩm sẽ đặc nhiều xơ hơn và không có độ mịn mượt ngậy như dùng với nền nước ép.

Tại sao món này tốt?

Chuối là nguồn năng lượng giàu potassium, thúc đẩy phát triển cơ, thần kinh minh mẫn cũng như kiểm soát huyết áp. Tảo spirulina được gọi là siêu thực phẩm với đậm đặc các khoáng chất, trong đó có sắt, canxi và là nguồn B12 tự nhiên cao nhất trong các thực phẩm. Dứa chứa bromelain giúp kháng viêm và hàm lượng vitamin C cao tăng cường miễn dịch.

Cứ thử một lần món này đi, đảm bảo bạn sẽ mê. Thật!

Passion 4 Spirulina - Sinh tố béo ngậy cùng tảo spirulina

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (5 items)

  • 1/4 quả dứa lớn (1/2 quả dứa nhỏ)
  • 1 quả táo
  • 1/2 quả chuối
  • 100g sữa chua không đường – if you’re a juicy vegan, then simply use soya yogurt
  • 1 viên tảo spirulina tươi (mình dùng tảo tươi của Việt nam, gọi là Vinataor, tảo tươi không hề có mùi tanh, hoặc các bạn có thể dùng 1/2 tsp bột Spirulina)

Instructions (2 Steps)

1

Ép: ép phần dứa và táo

2

Xay: cho phần nước dứa và táo vào máy xay, xay cùng sữa chua, chuối và tảo spirulina.

Notes

Món này chỉ cần xay 15-20s là nhuyễn không cần xay lâu như green smoothie có rau xanh. Recipe adapted from juicemaster.com

 

Smoothie

Piña Colada green smoothie – Sinh tố xanh mang hơi thở Caribê

Piña colada là một trong những món cocktail được ưu chuộng nhất thế giới, xuất phát từ một khách sạn tại Puerto Rico những năm 1950 phục vụ các du khách giàu có đến vùng biển Caribbean. Hương vị kinh điển của Piña colada không thể thiếu  sữa dừa, nước ép dứa và rượu rum, đựng trong ly cocktail điệu đà trang trí với nào là dứa, quả cherry và cái ô xinh xắn.

Chẳng cần nghĩ ngợi nhiều, dứa và dừa luôn luôn hợp, một cách hiển nhiên vậy (ít nhất là với mình). Công thức dưới đây là phiên bản xanh của piña colada, tức là phải có rau xanh tươi rói. Sữa dừa béo ngậy cung cấp chất béo lành mạnh giúp bạn no lâu hơn. Dứa chứa nhiều bromelain (chất đặc trưng có nhiều trong dứa) giúp giảm đầy bụng, giàu vitamin C cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng như giúp hấp thụ sắt trong rau xanh tốt hơn.

Trong này mình dùng lá kale (cải xoăn). Nếu không có kale các bạn có thể thay bằng cải bó xôi hoặc cải chíp. Mình không cho rum, nhưng các con nghiện của pina colada cứ cho rum nếu thôi thúc…yên tâm đừng thấy tội lỗi (haha). Nếu các bạn dùng món này thay bữa sáng thì có thể cho thêm oat, loại yến mạch ăn liền (loại bột thì càng tốt nếu không muốn sinh tố cảm giác lợn cợn). Các bạn có máy ép có thể ép nước dứa trước khi cho vào xay thay vì xay dứa nguyên miếng.

Pina-Colada-smoothie2

Thôi dài dòng quá, túm lại công thức đơn giản vậy thôi này:

2 lá kale – cải xoăn, hoặc 1 nắm nhỏ rau cải bó xôi
1,5 cup sữa dừa
(khoảng 350 ml, sữa dừa tự làm, nếu không có sữa dừa ta có thể dùng một quả dừa xiêm lấy cả cùi cả nước và thêm 1 thìa tsp cốt dừa)
(thêm bớt nước lọc tùy độ đặc loãng yêu thích)
1/2 quả dứa to xắt hạt lựu (khoảng 2 bát con thịt dứa)
1 quả chuối đông lạnh

* Nên dùng dứa (hoặc chuối) đông lạnh, nếu không thì thêm đá khi xay để món sinh tố mát mới ngon.

Cách làm: rau cắt khúc nhỏ, dứa xắt hạt lựu, nếu dùng quả dừa thì lấy hết nước và dùng thìa nạo thịt dừa. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay thật nhuyễn khoảng 1-2 phút chia làm 2-3 lần. 

Rót ra cốc và thưởng thức thôi.

Có bạn nào cũng thích vị của piña colada không? Thực ra mình không phải là fan của cocktail, mà cũng chẳng rành. Mình chỉ quan tâm juice với smoothie thôi. Các chuyên gia cocktail thấy có cần bổ sung gì thì comment nhé. Các bạn làm thử xem có so được với vị truyền thống không nhé 🙂

Pina Colada green smoothie - Sinh tố xanh mang hơi thở Caribê

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (5 items)

  • 2 lá kale - cải xoăn, hoặc 1 nắm nhỏ rau cải bó xôi
  • 1,5 cup sữa dừa (khoảng 350 ml, nếu không có sữa dừa ta có thể dùng một quả dừa xiêm lấy cả cùi cả nước và thêm 1 thìa tsp cốt dừa)
  • (thêm bớt nước lọc tùy độ đặc loãng yêu thích)
  • 1/2 quả dứa to xắt hạt lựu (khoảng 2 bát con thịt dứa)
  • 1 quả chuối đông lạnh

Instructions (2 Steps)

1

Rau cắt khúc nhỏ, dứa xắt hạt lựu, nếu dùng quả dừa thì lấy hết nước và dùng thìa nạo thịt dừa. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay, xay thật nhuyễn khoảng 1-2 phút chia làm 2-3 lần.

2

Rót ra cốc và thưởng thức.

Notes

* Nên dùng dứa đông lạnh, nếu không thì thêm đá khi xay để món sinh tố mát mới ngon.

Smoothie

Coconut & young rice smoothie – Sinh tố cốm sữa dừa

Chết mê cái món này.

Đã từ lâu lâu mình luôn nhẩm trong bụng, cốm với sữa dừa sao nghe hấp dẫn thế, nhất định kết hợp vị thế trong sinh tố hay tráng miệng là sẽ ngon. Thế mà mãi đến mùa thu này mình mới thực hiện. Tự bảo mình sao mà ‘ngâu’ thế không triển món này sớm cho cái bụng được nhờ. Ngày xưa mà làm chắc cũng táng một đống sữa đặc này nọ cho ngọt béo đấy, nhưng giờ Huyền đã không còn ham hố mấy đồ béo như xưa 😉 nên hắn ta thử đi thử lại cho ra cái vị cực ngon ấy mà vẫn phải healthy (tham mà).

Cốm tươi, mà là cốm đầu thu cơ, hạt mảnh, dẻo quánh, ăn thôi cũng mê rồi. Sữa dừa thì vẫn là món tủ của mình. Kết hợp thêm chuối nữa, đấy, toàn những vị kinh điển thôi mà sao mãi mình mới nghĩ ra cái món này. Cuối cùng không quên nắm rau xanh mới đúng là green smoothie. Để mô tả thử bằng lời xem sao, món này:

Thơm mùi cốm và dừa

Có chút dẻo dẻo dai dai của hạt cốm

Béo vị sữa dừa

Sánh mượt và ngọt của chuối

Màu xanh green nhạt rất xinh từ rau

Hoàn toàn không thêm đường, hoàn toàn vegan (thuần chay, vì không dùng sữa bò), vừa có rau xanh, vừa có hoa quả (chuối), vừa có ngũ cốc (cốm). Ăn no thay bữa được.

Các chiến binh phục vụ sức khỏe này gồm có:

½ cup cốm tươi (khoảng 30gr)

1 cup sữa dừa (khoảng 250ml). Nếu không có sữa dừa ta thay bằng một quả dừa xiêm, cả nước cả cái.

1 quả chuối đông lạnh (hoặc chuối thường cũng đc nhưng với sinh tố mình hay đông lạnh từng quả, dùng thay đá luôn cho mát)

1 tsp dầu dừa ép lạnh nguyên chất (mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh có chứng nhận hữu cơ của usda, optional, rất thơm và thêm chất béo tốt cho món sinh tố)

1 nắm nhỏ rau bó xôi (optional). Nếu không dùng rau thì món sinh tố cốm dừa của bạn sẽ không có màu xanh đẹp mắt như của mình đâu, nó chỉ hơi trắng sữa ngà ngà thôi.

Chiến đấu (nhanh gọn trong vòng 5p):

Các món sinh tố thông thường làm rất nhanh chỉ mất chút thời gian rèo rèo chạy máy là xong. Nhưng riêng món này sẽ mất thêm 15p ngâm cốm cho mềm. Cốm tươi ta ngâm trong sữa dừa 15-20p cho nở mềm. Sau đó tất cả nguyên liệu xay cùng nhau trên máy cho nhuyễn, thường mình chia làm 2 lần ấn máy, tổng thời gian xay khoảng 1p.

Xay xong đổ ra cốc, rắc chút dừa nạo, và chén!

Ai thích cốm với dừa mà không thử thì phí đời hehe. Còn ai làm thử rồi nhớ comment cho mình biết kết quả nhe.

Coconut & young rice smoothie - Sinh tố cốm sữa dừa

Print Recipe
Serves: 400-450ml Cooking Time: 20min

Ingredients (5 items)

  • ½ cup cốm tươi (khoảng 30gr)
  • 1 cup sữa dừa (khoảng 250ml). Nếu không có sữa dừa ta thay bằng một quả dừa xiêm, cả nước cả cái.
  • 1 quả chuối đông lạnh (hoặc chuối thường cũng đc nhưng với sinh tố mình hay đông lạnh từng quả, dùng thay đá luôn cho mát)
  • 1 tsp dầu dừa ép lạnh nguyên chất (mình dùng dầu dừa ép lạnh của Thành Vinh có chứng nhận hữu cơ của usda, optional, rất thơm và thêm chất béo tốt cho món sinh tố)
  • 1 nắm nhỏ rau bó xôi (optional). Nếu không dùng rau thì món sinh tố cốm dừa của bạn sẽ không có màu xanh đẹp mắt như của mình đâu, nó chỉ hơi trắng sữa ngà ngà thôi.

Instructions (3 Steps)

1

Ngâm cốm tươi cùng phần sữa dừa trong khoảng 15p cho mềm.

2

Xay tất cả nguyên liệu cùng nhau trên máy cho nhuyễn khoảng 1p.

3

Đổ ra cốc, rắc chút dừa nạo và chén.

Notes

-Nếu dùng chuối thường (không phải chuối đông lạnh), thì có thể xay cùng chút đá cho mát. Món này uống mát mới ngon. -Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh một ngày thoải mái nhưng sẽ bị đặc hơn lúc mới xay do cốm nở trương hơn nữa. Lúc này nếu thích có thể xay lại thêm sữa hoặc nước dừa (hoặc nước lọc cũng được) cho đỡ đặc.

Smoothie

Matcha green smoothie – Sinh tố xanh cho một ngày cần sự tập trung

Nếu các bạn thích vị của trà matcha sữa (green tea latte), chắc chắn bạn sẽ thích món sinh tố này.

Có thể còn thích hơn cơ – vì xét về dinh dưỡng nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, ít chất béo hơn. Đây là tổng hòa của một món sinh tố xanh và một món đồ uống giải trí ngon miệng. Chưa hết, món sinh tố này còn rất đơn giản, chỉ bao gồm 4 nguyên liệu, thời gian xay và uống chưa đến 5 phút (nếu nguyên liệu đã sẵn sàng).

Công dụng của matcha đã được nghiên cứu và biết đến rộng rãi ngày nay. Matcha phải là loại bột trà xanh của Nhật Bản, sản xuất tại đất nước này mới đem lại hương vị và mùi đặc trưng của nó. Cái mùi rất chi quyến rũ mà một khi đã mê sẽ khó cưỡng lại.

Lợi ích nổi bật của matcha có thể tóm lại như sau:

-Hàm lượng chất chống oxy hóa cao do chứa Catechin (EGCG) – một thành phần hiệu quả chống ung thư, giúp trung hòa các gốc tự do nguy hiểm tác động trực tiếp đến tế bào,

-Giúp thư giãn, tăng trí nhớ và độ tập trung

-Hỗ trợ giảm cân

-Củng cố hệ thống miễn dịch.

Vì vậy mình cũng rất hay dùng matcha cho các loại bánh ngọt, desserts tráng miệng, panna cotta và đồ uống. Vừa ngon, vừa thơm, vừa quyến rũ lại còn tốt cho sức khỏe, tại sao không?

Công thức dưới đây phù hợp cho những ngày bạn biết mình cần tập trung, làm việc trí óc nhiều, vận động nhiều và đạt kết quả cao. Tin mình đi món này không nên bỏ qua!

matcha-smoothie
4 loại nguyên liệu cần cho matcha green smoothie – bé con nhà mình thích chơi đồ hàng với mẹ nên ảnh cũng có tay nàng thó và0

Nguyên liệu đơn giản:

1 thìa cà phê bột matcha (nhớ chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, các loại matcha trà trộn kém chất lượng hay của Trung quốc nhiều lắm luôn)

1 cup sữa hạnh nhân (hoặc sữa bò hay loại sữa nào bạn hay dùng, nếu dùng sữa hạnh nhân thì ta có phiên bản vegan)

1 cup rau cải bó xôi

1 quả chuối đông lạnh (chuối chín nhà bạn không dùng hết thì chớ bỏ đi, hãy bóc vỏ, đông lạnh từng quả, cực kỳ tiện làm sinh tố vì chuối đông còn thay đá cho món sinh tố mát rượi)

Cách làm: đơn giản là xay tuốt tuột trong máy xay sinh tố khoảng 1 phút cho nhuyễn. Nếu thấy đặc có thể thêm sữa tùy thích. Uống ngay lập tức. Yummmm…!

Matcha green smoothie - Sinh tố xanh cho một ngày cần sự tập trung

Print Recipe
Serves: 400-450ml Cooking Time: 5min

Ingredients (9 items)

  • 1 thìa cà phê bột matcha (nhớ chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, các loại matcha trà trộn kém chất lượng hay của Trung quốc nhiều lắm luôn)
  • 1 cup sữa hạnh nhân (hoặc sữa bò hay loại sữa nào bạn hay dùng, nếu dùng sữa hạnh nhân thì ta có phiên bản vegan), tương đương 250-300ml
  • 1 cup rau cải bó xôi (khoảng một nắm tay)
  • 1 quả chuối đông lạnh (chuối chín nhà bạn không dùng hết thì chớ bỏ đi, hãy bóc vỏ, đông lạnh từng quả, cực kỳ tiện làm sinh tố vì chuối đông còn thay đá cho món sinh tố mát rượi)
  • Có thể thêm mật ong nếu muốn thêm ngọt

Instructions (1 Steps)

1

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố ấn nút xay khoảng 1 phút cho nhuyễn (nghỉ máy giữa chừng nếu cần). Nếu thấy đặc có thể thêm sữa tùy thích. Uống ngay lập tức. Yummmm...!

Notes

Recipe from "Best green drinks ever" book - Katrin Van Wyk

JUICE RECIPES/ Recipes/ Smoothie

Slimming smoothie – Sinh tố xanh giảm cân

Chưa bao giờ mình thấy những từ khóa ‘giảm cân’ ‘weightloss’ lại xuất hiện nhiều đến thế. Người người, nhà nhà ám ảnh đến từ giảm cân, đặc biệt là các chị em. Cũng dễ hiểu thôi. Thời buổi ở đô thị bây giờ, cuộc sống dư thừa đạm, dưa thừa năng lượng, dư thừa cân nặng, thiếu trầm trọng vận động cũng không phải hiếm. Và mọi người cuống lên khi họ tin đã tìm thấy giải pháp với cơ man các sản phẩm, phương pháp, trị liệu, dịch vụ ăn theo nhu cầu và khao khát này. Nói đến giảm cân là một chủ đề quá rộng. Ở bài viết này chủ yếu mình giới thiệu công thức và hẹn các bạn trao đổi sâu hơn ở bài viết khác nhé.

Công thức này là Sliming smoothie, tức là dạng sinh tố kết hợp cùng juice. Các nguyên liệu được ép lấy nước trước rồi xay cùng thịt quả bơ. Vậy là sử dụng cả máy ép và máy xay sinh tố. Nếu các bạn chỉ có máy xay sinh tố, có thể thử xay tất cả lên uống, nhưng nói thật là sẽ khó uống hơn juice (vì quá nhiều xơ từ những loại xơ khó xay như cần tây).

Nếu bạn muốn thay smoothie này cho một bữa ăn, bạn đã có 1/3 khẩu phần ăn trong ngày của mình toàn từ rau quả tươi rồi. Đây là cách giảm cân rất từ từ, hoặc đừng quá hi vọng, cứ uống và cảm nhận và để cơ thể hưởng năng lượng xanh tươi đó hàng sáng. Nếu không giảm cân thì chí ít bạn cũng đang ăn thật lành mạnh.
Công thức này sẽ cung cấp ngoài các vitamin, khoáng chất, enzyme, còn chất béo (healthy fat is good!) và amino acids. Nếu quá đói, lần tới bạn có thể cho thêm chút hạt chia, hoặc chút yến mạch ăn liền, hoặc giữa giờ nhấm nhá thêm ít trái cây.

Nên uống vào buổi sáng. Ví dụ sáng sớm bạn uống cốc nước mật ong chanh ấm, tập thể dục 30p rồi làm một cốc này, sẽ thấy rất sảng khoái, bởi năng lượng từ rau quả tươi sẽ rất khác năng lượng từ các đồ ăn đã nấu chín hoặc nhiều muối, nhiều mỡ.

Có ai thích uống smoothie buổi sáng không vậy? Các bạn thường làm loại nào? Chia sẻ và comment dưới đây nhé 🙂

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 20min

Ingredients (6 items)

  • 2 quả táo (rửa sạch, bỏ vỏ, nếu là táo hữu cơ có thể để vỏ, bỏ hột)
  • 2 nhánh cần tây
  • 1 quả dưa chuột (nạo vỏ, nếu là hữu cơ có thể để vỏ)
  • 1 quả chanh xanh (không hạt, bỏ vỏ hoặc để cả vỏ tùy thích)
  • 1 mẩu gừng 2-3cm (rửa sạch nạo vỏ)
  • 1/2 quả bơ (tách lấy thịt quả)

Instructions (2 Steps)

1

Ép phần táo, cần tây, chanh, gừng, dưa chuột. Dùng nước ép xay cùng thịt quả bơ trong máy sinh tố cho nhuyễn. Có thể rắc thêm chút hạt chia. Nếu cần uống ngọt hơn thì tăng lượng táo.

2

Uống tươi. Có thể thêm đá. Có thể làm gấp đôi công thức bạn sẽ có thêm 1 suất để uống lúc giữa chiều hoặc thay cả bữa trưa 🙂 Tùy bạn nhé.

Notes

Chú ý dùng nguyên liệu ngon, đặc biệt quả bơ ngon nếu không muốn hỏng cả công thức (bơ lỡ bị đắng sẽ rất khó uống).

Happy Juicing/ Juicing Basics

So sánh sự khác nhau giữa sinh tố và nước ép – JUICING VS. BLENDING

Nước ép và Sinh tố đương nhiên là khác nhau. Nhưng mình vẫn gặp nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai phương pháp này, hoặc các bạn làm theo các công thức đồ uống của mình nhưng không hiểu rõ sự khác nhau hay các lợi ích/thế mạnh của các loại đồ uống, từ nước ép, sinh tốtới sữa thực vật,  cứ tưởng chúng cùng giống cùng loài, cứ thấy tốt là làm hihi.

Dưới đây mình giải thích chút về sự khác biệt về bản chất, cách làm cũng như lợi ích của Juice và Smoothie (hay 2 phương pháp juicing và blending) nhé.

ĐIỂM CHUNG

Đều là đồ uống ngon, nguyên chất, tự làm tại gia được. Nếu chuẩn bị sẵn thì thời gian có sản phẩm chưa bằng thời gian chọn váy mỗi sáng của các chị em (chưa chồng con :).
Đều từ thực phẩm sống (rau củ quả) và mang lại nhiều vitamin, chất khoáng, enzyme v.v.
Đều có thể thay thế bữa ăn hoặc chỉ đơn giản sử dụng như bữa phụ, hoặc uống chơi chơi giải trí thêm yêu đời thêm xinh xắn.
Đều dùng cho trẻ nhỏ, người già được. Dễ hấp thụ, không mất công nhai.

ĐIỂM KHÁC BIỆT

Về cách làm

Juice được làm bằng cách tách lấy phần nước từ rau củ quả và bỏ đi chất xơ không hòa tan (insoluble fibre). Trong khi smoothie được làm bằng cách xay trộn tất cả, vẫn bao gồm chất xơ không hòa tan. Đây là chất xơ mà cơ thể chúng ta đằng nào cũng phải thải ra, nó đi một vòng trong dạ dày, chủ yếu giúp no bụng hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, không cống hiến về chất dinh dưỡng, rồi lại đi ra nguyên vẹn 🙂

Về dụng cụ

Juice được làm từ máy ép. Smoothie được làm từ máy xay sinh tố.

Về nguyên liệu

Rất nhiều loại rau củ quả chỉ có thể ép nước mà không thể làm smoothie được và ngược lại. Theo cảm nhận cá nhân mình thấy juice sử dụng rau củ quả phong phú hơn rất nhiều so với smoothie, đặc biệt là củ quả cứng (củ dền, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, carrot, ổi, cóc, dưa chuột, cần tây, súp lơ xanh…vô số), trong khi smoothie nên sử dụng các loại mềm hơn, rau thì cũng chỉ vài loại lá mềm hoặc lá nhỏ (bó xôi, cải xoăn, xà lách, chùm ngây, các loại rau mầm…). Tuy nhiên với smoothie, bạn có thể trộn thêm nhiều loại toppings, các loại boosters, superfoods powder khác nhau mà không ai nhét vô juice (goji berry, các loại hoa quả khô, flaxseed, dừa khô, hạt cacao, phấn ong, các loại bột superfoods, các loại bơ hạt/nut butter v.v) . Smoothie thường cần chất lỏng để máy có thể trộn được các nguyên liệu với nhau (nên dùng nước dừa hoặc các loại sữa hạt, sữa dừa). Juice về cơ bản là không pha nước, chỉ lấy nước cốt từ rau củ quả (nếu có nước thì chủ yếu dùng để tráng máy khi cần), bởi bản chất của quá trình ép là lấy nước cốt từ thực vật.

Về hình thức và texture

Juice là dạng nước. Smoothie là dạng đặc hơn, sệt hơn.

Về giá trị dinh dưỡng

Để phân tích quá trình từ lúc juice và smoothie xuống bụng đến khi nó được thẩm thấu ra sao đến các tế bào thì hơi lắm từ khoa học. Chỉ cần túm gọn như sau : Juice đem lại một lượng vitamin khoáng chất và enzyme rất cao và được thẩm thấu rất nhanh vào máu bởi juice không có chất xơ và dạ dày không phải mất công tiêu hóa (do hầu hết chất xơ đã được loại bỏ). Juice cho phép nạp các vitamins, minerals, enzymes một cách nhanh và nhiều : cô đặc và nhiều hơn rất nhiều nếu phải ngồi ăn một lượng nguyên liệu tương đương rồi chờ cơ thể tiêu hóa, hấp thu. Khi đó cơ thể không cần dùng nhiều năng lượng để tiêu hóa, các tế bào tha hồ nghỉ ngơi, thẩm thấu các chất và phục hồi. Ngoài ra juice cũng phù hợp với những bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm với chất xơ, cho phép các bạn vẫn hưởng lợi từ các khoáng chất thực vật mà không phải lo nhiều đến lượng chất xơ trong đó.

Trong khi đó, khi bạn blend/làm smoothie, tất cả nguyên liệu được xay nhuyễn, kể cả các chất xơ. Vì vậy smoothie đem lại cảm giác no hơn. Lượng chất xơ giúp cho lượng đường và các vitamin khoáng chất được giải phóng vào cơ thể chậm hơn chứ không ‘dồn dập’ như juice (no lâu, phù hợp với những bạn cần  theo dõi đường huyết). Hiệu ứng của juice bạn có thể cảm thấy liền ngay sau khi uống vài phút thôi (cái cảm giác vitamin với năng lượng nó đang chạy chạy trong người ý, sảng khoái và mát ruột, sung sức ý), nhưng uống juice nhiều hoa quả quá có nguy cơ tăng lượng đường trong máu nhất thời rất nhanh (nhưng nếu không có vấn đề về đường huyết thì không cần quá lo lắng). Một lợi ích đáng kể khác của blending, như đã đề cập ở trên, nó cho phép bạn làm sinh tố với rất nhiều loại nguyên liệu mà juice không làm được, cho phép các nguyên liệu nhiều protein, chất béo lành và carbs, đủ để tạo ra một bữa ăn tiện lợi và lành mạnh.

juicingvsblending

THẾ TÚM LẠI CÁI NÀO TỐT HƠN ?

Về mặt dinh dưỡng, Juice giữ được một số chất tốt hơn smoothie !

Theo một nghiên cứu độc lập qua lab test thực hiện bởi Australian Government National Measurement Institute tại Melbourne, thực hiện trên nước ép green juice từ máy ép ly tâm chất lượng tốt (Breville), và green smoothie từ một máy xay sinh tố cũng hàng đầu (máy Vitamix, xay trong 60 giây), với cùng lượng nguyên liệu giống nhau, tuy nhiên với máy xay có thêm nước lọc, người ta đã đưa ra một số kết luận sau:
Green juice từ máy ép chứa gấp đôi lượng các chất dinh dưỡng chính (hơn 142% Vitamin C – gần gấp đôi !, 73% Alpha Carotene, 109% Beta Carotene và 54% Potassium) so với cùng nguyên liệu được xay từ máy sinh tố. Máy xay càng mạnh càng khỏe, càng không tốt trong việc giữ dinh dưỡng của thực vật. Nguyên nhân phần nhiều là do quá trình oxy hóa (không khí trộn vào các tế bào thực phẩm) trong lúc xay gây ra phá hủy các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng Magnesium thì tương đương, và lượng Calcium của green smoothie lại cao hơn green juice. Tuy nhiên dù gì chăng nữa lượng Calcium từ rau lá xanh sau khi juice hay smoothie đều không đủ với lượng được khuyên dùng mỗi ngày (RDA)

Các bạn có thể xem chi tiết hơn về kết quả nghiên cứu này tại đây: http://www.juicingscience.com/

Vậy, để kết luận cái gì tốt hơn, cái gì nên dùng, câu trả lời là: Tại sao phải chọn? Cả hai đi.
Thực ra với mình không có cái gì tốt nhất, mà chỉ có sự cân bằng và cách sử dụng nào là tối ưu nhất cho chính bản thân một người tùy theo điều kiện sức khỏe của họ. Cả juice và smoothie đều tốt và cho phép chúng ta nạp nhiều lượng rau quả mỗi ngày. Bằng cách này hay cách khác, ăn hay uống, xay hay ép, càng nhiều phương pháp, càng phong phú thì càng tốt, càng fun! Chế độ ăn tốt là phải phong phú đúng không? Các bạn hãy thử trải nghiệm và tự quyết định nhé. Mình juice hàng ngày, và thi thoảng làm smoothie thay bữa sáng.

Một số tips mình có như sau:
– Các bạn nên cố gắng dùng green juice và green smoothie. Nếu các bạn quan tâm mình sẽ nói sâu hơn về tác dụng tuyệt vời của green juice. Cần bớt dần lượng hoa quả ngọt (mới đầu thì cho chút chút rau xanh rồi tăng dần), và cần biết rằng vị giác có thể thay đổi đó.
– Juice và smoothie đều có thể làm trước cho vài ngày nếu bạn không có thời gian làm hàng ngày. Dĩ nhiên tươi rói là tốt nhất nhưng có các cách để bảo quản và tự tạo điều kiện cho bản thân, có uống vẫn còn hơn không uống do ngại phải không?
– Có thể sử dụng nước cốt chanh vàng/chanh xanh trong các công thức green để tăng khả năng hấp thụ vitamin C cũng như giảm nguy cơ xỉn màu của đồ uống do oxy hóa.
– Luôn cố gắng dùng thực phẩm hữu cơ và tươi mới nhất trong phạm vi có thể. Không tìm được hữu cơ cũng không sao, chọn cái trong khả năng.

Chúc các bạn luôn có nhiều sự lựa chọn cho dinh dưỡng lành mạnh của bản thân!

Happy Juicing/ Juice Cleanse/ Juicing for health

Độc tố ở đâu quanh ta?

Bạn có từng tự hỏi độc tố xuất hiện ở đâu quanh chúng ta? Hay chỉ là những hình dung mơ hồ về những điều “gây hại”? Độc tố đi vào cơ thể như thế nào? Hãy tìm câu trả lời cho mình từ bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân chính khiến chúng ta tìm đến Juice Cleanse để thanh lọc là do độc tố tích tụ trong cơ thể mỗi ngày, lượng độc tố tích tụ càng nhiều sẽ càng gây hại cho sức khỏe. Vậy độc tố ở đâu?

Độc tố “tấn công” ta ở tất cả mọi nơi.

Có lẽ bạn sẽ không quá bất ngờ khi biết rằng câu trả lời cho câu hỏi “độc tố ở đâu” là “ tất cả mọi nơi”. Chúng ta đã quá quen thuộc với việc tiếp xúc với hóa chất, đi trên con đường tắc nghẽn đầy khói bụi hay sử dụng thực phẩm chứa chất bảo quản – những câu chuyện thường nhật của cuộc sống thị thành. Các loại độc tố xuất phát từ nhiều nguồn gốc, nhìn chung có thể kể đến những tác nhân chính tạo nên độc tố trong cơ thể chúng ta như sau:

Những cảnh báo nguy hại từ môi trường sống

Nếu bạn sống ở một thành phố lớn (như Hà Nội), không hiếm lạ khi bạn nhận được những cảnh báo nguy hại từ môi trường: nồng độ bụi PM2.5 đã vượt giới hạn cho phép”, “bụi mịn đang bao phủ không khí”, “sương mù ô nhiễm tăng mạnh”,… Những thông tin cảnh báo nguy hại mà chúng ta nhận được thể hiện sự “nhiễm độc” của môi trường. Trước khi độc tố đi vào cơ thể con người, chúng đã sinh sôi, bao trùm lên môi trường sống. 

Nơi bạn đang sống, không khí bạn hít thở, con đường bạn đi – hiểu một cách đơn giản đó là môi trường sống. Một cách rõ ràng hơn, chúng ta có thể tìm thấy nguồn độc tố thông qua không khí, đất và nước. Chúng bị “tẩm độc” bởi rất nhiều loại hóa chất khác nhau như hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Đến một mức độ nhất định, độc tố trong không khí, đất hoặc nước sẽ có khả năng tác động xấu đến cơ thể con người. Nếu hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ từ các tác nhân gây hại này tăng cao, chúng sẽ bao vây bạn, khiến độc tố đi vào cơ thể ngay cả khi bạn hít thở.

Bạn đang “ăn” chất độc!

Ăn uống là con đường cơ bản để cơ thể con người được nạp năng lượng mỗi ngày. Bạn biết mình đang tích tụ độc tố bởi việc ăn uống thường nhật này chứ?

  • Bạn thích ăn đồ ngọt và thường xuyên ăn ngọt
  • Đồ ăn nhanh khiến bạn thấy ngon miệng và tiện lợi
  • Bạn ăn nhiều thịt, đồ chiên rán và đồ đóng gói
  • Hoặc nếu bạn không thích tất cả những món trên, sử dụng nhiều rau, củ, cân đối chế độ ăn lành mạnh, thì nguồn thực phẩm của bạn có đủ an toàn?

Cơ thể con người vốn có cơ chế thải độc tự nhiên, tuy nhiên khả năng này sẽ bị ức chế nếu bạn sử dụng những thực phẩm không lành mạnh. Trong đồ ăn nhanh, đồ đóng gói,…luôn chứa một lượng chất bảo quản, chất phụ gia có nguồn gốc hóa học, thời điểm các chất này được nạp quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không tiêu hóa kịp, hệ tiêu hóa không đảm đương nổi và quá trình tích tụ độc tố trong cơ thể bạn bắt đầu.

“Các loại nông sản sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đều không có năng lượng sống” – Đó là kết luận của Hiromi Shinya (bác sĩ đầu tiên trên thế giới đưa thiết bị nội soi vào khám chữa bệnh). Trước hết, nếu sử dụng các loại thuốc hóa học, rau, củ, quả có thể phát triển nhưng chất lượng dinh dưỡng suy giảm rất nhiều. Tiếp đó, nếu nguồn nước nhiễm bẩn, lượng hóa chất phụ trợ cao, các độc tố sẽ tích tụ trong cây trồng. Vì vậy, rau, củ, quả bạn sử dụng mỗi ngày và đinh ninh rằng nó tốt cho sức khỏe hoàn toàn có thể là một nguồn cung độc tố.

Bạn có nghi ngờ đồ gia đụng nhà mình?

Khó có nguồn độc tố nào gần gũi hơn “đồ gia dụng” – những vật dụng vô tri, tiện dụng trong chính ngôi nhà của bạn. Thử điểm danh xem bạn sở hữu bao nhiêu món đồ dưới đây nhé:

  • Các chất tẩy rửa: dung dịch tẩy trắng, nước xả vải, nước rửa bát, xịt khử mùi, các loại xà phòng phổ biến
  • Sản phẩm làm đẹp và hóa mĩ phẩm: Nước hoa, kem dưỡng, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt tóc, sơn móng,
  • Đồ nội thất: các loại sơn tường phổ thông, thảm trải sàn, tủ từ gỗ ván ép, chống thấm PU

Dĩ nhiên, chúng ta đã quen với sự tiện lợi cùng công dụng hữu ích từ các vật dụng trong gia đình. Thậm chí gần như không thể loại bỏ ra khỏi cuộc sống, dù bản thân chúng tích trữ một lượng độc tố nhất định mà khi tiếp xúc, sử dụng sẽ đưa vào cơ thể chúng ta. Bởi vậy, bạn bị nhiễm độc, chắc chắn rồi

Cảm xúc tiêu cực đang nhấn chìm bạn

Bạn đã nghe đến phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách nuôi dưỡng cảm giác hạnh phúc thực sự chưa? Điều đó chứng minh cho việc cảm xúc, tâm trạng tác động cùng chiều với sức khỏe bạn.

Nếu bạn liên tục bị nhấn chìm trong lo lắng, sợ hãi, căng thẳng hay buồn bã, những cảm xúc sẽ trở nên quá tải, cơ thể bạn phải gồng gánh quá sức để đối phó với chúng, khiến sự chuyển hóa lipit bị rối loạn, cholesterol trong máu tăng. Lúc này, phần năng lượng còn lại để đối phó với bệnh tật chỉ còn rất nhỏ, hệ miễn dịch của bạn sẽ trở nên suy yếu. Không chỉ vậy, khả năng tự chữa lành của cơ thể bạn cũng dần mất đi.

Càng lâu dài, sự dồn nén vất vả ấy tạo nên độc tố, cuối cùng những triệu chứng, căn bệnh liên quan đến tim mạnh, tiêu hóa,… do độc tố xâm nhập sẽ xuất hiện.

Nhưng nếu có thể, bạn đừng tìm đến thuốc!

Sử dụng các loại thuốc để chấm dứt những cảm giác khó chịu và hi vọng mọi vấn đề sẽ biến mất liệu có phải cách hay – nếu thuốc cũng là một phần gây độc tố? Sẽ thế nào nếu tác dụng phụ của thuốc còn mạnh hơn cả công dụng của nó? Hãy cẩn trọng, bởi một khi độc tố được tích tụ từ thuốc, chúng sẽ tác động mạnh đến cơ thể hơn bất cứ nguồn độc tố nào.

Chúng ta đều đang nhiễm độc, độc tố có ở khắp mọi nơi, bạn sẽ không thể thải độc chỉ bằng một cách thức nhanh gọn, dễ dàng. Việc loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể là hành trình của sự thay đổi lối sống, refresh tâm hồn và lựa chọn một phương pháp thanh lọc phù hợp, tự nhiên.