Browsing Tag:

smoothie

Uncategorized

Creamy Bunny Spice Smoothie – Sinh tố dừa cà rốt, không dành cho những chú thỏ

Bunny spice – là một công thức mình ấn tượng ngay từ lần đầu từ cuốn sách cô giáo mình cho mượn.

Cô giáo mình là một raw foodist – một người theo trường phái ăn tươi gần như 100%, không bởi lý do bệnh tật gì (vì cô super khỏe và fit ở độ tuổi 44t và khỏe hơn tất cả người phụ nữ mình được gặp thực tế người thật), mà chỉ bởi cô là người vô cùng quan tâm đến những gì cô feed cơ thể cô – mặc dù cô cũng không phải người yêu thích đồ ăn và ko mấy khi nấu ăn, ăn lượng rất ít nữa nên cũng chắc vì thế mà cô lựa chọn đồ ăn kĩ.

Nói về công thức smoothie. Nếu như bạn đã uống juice và smoothie một thời gian, đôi khi bạn cần phải thay đổi cách thức làm và đổi mới với các công thức lạ lẫm, các nguyên liệu lạ hơn, hay cách phối hợp các loại gia vị mạnh vị hơn, bold hơn.
Ngay khi thấy nó là sự kết hợp giữa sữa hạt và juice – một dạng blended juice (mình cũng đã gthieu 1 số công thức dạng này trên blog rồi) – thì mình thấy hứng thú luôn. Có thể một số bạn đọc thành phần sẽ thấy nó kì kì và e ngại. Nhưng nếu bạn thích phiêu lưu thay đổi khẩu vị một chút, hãy thử nhé.

Công thức của mình có thay đổi so với cthuc gốc, vì mình tiện theo nguyên liệu đang có, và thêm 1 thành phần đặc biệt.

Mình dùng thêm cocoa butter (bơ cacao) để thêm chất béo tốt và tăng năng lượng cho cốc sinh tố này, vì mình dùng nó cho bữa sáng. Đây là loại bơ cacao mình được tặng từ chị Thái Hà owner của brand BioLak. Bây giờ cũng có một số đơn vị bán bơ cacao pure như vậy rồi, các bạn có thể thử. Nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ cho bôi ngoài da như mng vẫn hay thấy trong thành phần các mỹ phẩm xịn hay có cocoa butter đó.

Món này khi mới uống vào sẽ thấy là lạ. Nó không ngọt ngay đầu lưỡi, mà vị ngọt đầm đầm. Nổi bật khi mới đưa lên uống gần mũi sẽ là mùi quyện giữa một chút ấm của quế và gừng, sau đó là vị ngậy ngậy khá rõ, lắng lại chút cay cay.

Giới thiệu với mọi người công thức sinh tố CREAMY BUNNY SPICE SMOOTHIE này cho các bạn uống vào bữa sáng hoặc trước/sau giờ tập để có thêm năng lượng và chút spice sẽ giúp bạn tăng sự hứng khởi.

Nguyên liệu Creamy Bunny Spice Smoothie:

2 củ cà rốt hữu cơ + 1 miếng gừng tươi: đem ép lấy juice
1 quả dừa xiêm, lấy cùi và nước dừa: đem xay nhuyễn, lọc qua rây lọc cho bớt bã lợn cợn = có sữa dừa
2 quả chuối đông lạnh (dùng chuối đông khi xay sinh tố để có độ sánh mát)
1 viên cacao butter
1 chút bột quế
1 chút bột hồi (để rắc nhẹ lên mặt cốc khi đã xay xong)

Cách làm

Xay sữa dừa, rồi thêm chuối, quế, viên cacao butter,  juice cà rốt gừng và xay nhuyễn mịn.
Rót ra cốc, rắc thêm xíu bột hồi (nếu muốn) để tăng thêm độ spicy. Bột hồi hữu cơ mình cũng được tặng từ em Hằng bên Lalaland spice, rất thơm dậy mùi.

Cốc sinh tố này phù hợp với những bạn thích vị không quá ngọt, thích một chút spice, và thích cả chút ngậy béo. Vừa bổ dưỡng, healthy, vừa hoàn toàn từ tự nhiên, lại đầy đủ năng lượng.

Tiện mình có cocoa butter đóng thành dạng viên chữ hẳn hoi, nên xếp thành chữ LOVE. Gửi đến các bạn tình yêu của mình hihi ♥

Các bạn thử xem và chia sẻ cảm nhận với mình nhé!

Món này giống như biến thể của món sữa cà rốt truyền thống của người Ấn độ, công thức ở đây các bạn nếu đã từng thử sữa cà rốt thì sẽ thích món này.

JUICE RECIPES/ Recipes/ Smoothie

Blood builder juice – Nước uống bổ máu

Công thức Bổ máu

Củ dền rất giàu sắt và là trợ thủ đắc lực cho cơ thể trong việc xây dựng các tế bào máu, cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Cùng với đồng có sẵn trong củ dền, sắt càng dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra nước ép củ dền còn giúp hạ huyết áp.

Công thức này đặc biệt chút vì sau khi juice dền,táo, carrot, chanh, dùng juice đó blend cùng quả bơ trong máy xay sinh tố, vậy là dùng 2 máy . Mình rất thích các công thức juice + blend. Với sự có mặt của quả bơ, món này vừa có vị ngọt, của táo, vừa có vị của củ dền, cân bằng vị chua của chanh, lại có độ creamy. Màu sắc thì luôn rực rỡ như bất kỳ món nào có củ dền.

bloodbuilderrecipe

Blood builder juice - Nước uống bổ máu

Print Recipe
Serves: 400-500ml Cooking Time: 20min

Ingredients (5 items)

  • 2 quả táo
  • 2 củ cà rốt
  • 1/2 củ dền
  • 1/2 quả chanh
  • 1/4 quả bơ sáp (1/2 quả nếu là quả nhỏ)

Instructions (7 Steps)

1

Táo gọt vỏ (nếu là táo hữu cơ có thể để vỏ)

2

Carrot, củ dền nạo vỏ bổ miếng cho vừa miệng máy ép

3

Chanh chọn loại không hạt, bỏ vỏ hoặc để cả vỏ cũng rất thơm. Nếu là chanh có hạt thì cần vắt nước riêng, không ép hạt chanh vì sẽ bị đắng.

4

Bơ nên chọn loại bơ sáp ngon. Nếu bơ không ngon sẽ làm hỏng cốc nước của bạn, đặc biệt là khi nó bị đắng 🙁

5

Ép: lần lượt táo, cà rốt, củ dền, chanh xen kẽ nhau

6

Xay: phần nước ép cùng thịt quả bơ cho nhuyễn.

7

Uống fresh.

Happy Juicing/ Juicing Basics

So sánh sự khác nhau giữa sinh tố và nước ép – JUICING VS. BLENDING

Nước ép và Sinh tố đương nhiên là khác nhau. Nhưng mình vẫn gặp nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai phương pháp này, hoặc các bạn làm theo các công thức đồ uống của mình nhưng không hiểu rõ sự khác nhau hay các lợi ích/thế mạnh của các loại đồ uống, từ nước ép, sinh tốtới sữa thực vật,  cứ tưởng chúng cùng giống cùng loài, cứ thấy tốt là làm hihi.

Dưới đây mình giải thích chút về sự khác biệt về bản chất, cách làm cũng như lợi ích của Juice và Smoothie (hay 2 phương pháp juicing và blending) nhé.

ĐIỂM CHUNG

Đều là đồ uống ngon, nguyên chất, tự làm tại gia được. Nếu chuẩn bị sẵn thì thời gian có sản phẩm chưa bằng thời gian chọn váy mỗi sáng của các chị em (chưa chồng con :).
Đều từ thực phẩm sống (rau củ quả) và mang lại nhiều vitamin, chất khoáng, enzyme v.v.
Đều có thể thay thế bữa ăn hoặc chỉ đơn giản sử dụng như bữa phụ, hoặc uống chơi chơi giải trí thêm yêu đời thêm xinh xắn.
Đều dùng cho trẻ nhỏ, người già được. Dễ hấp thụ, không mất công nhai.

ĐIỂM KHÁC BIỆT

Về cách làm

Juice được làm bằng cách tách lấy phần nước từ rau củ quả và bỏ đi chất xơ không hòa tan (insoluble fibre). Trong khi smoothie được làm bằng cách xay trộn tất cả, vẫn bao gồm chất xơ không hòa tan. Đây là chất xơ mà cơ thể chúng ta đằng nào cũng phải thải ra, nó đi một vòng trong dạ dày, chủ yếu giúp no bụng hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, không cống hiến về chất dinh dưỡng, rồi lại đi ra nguyên vẹn 🙂

Về dụng cụ

Juice được làm từ máy ép. Smoothie được làm từ máy xay sinh tố.

Về nguyên liệu

Rất nhiều loại rau củ quả chỉ có thể ép nước mà không thể làm smoothie được và ngược lại. Theo cảm nhận cá nhân mình thấy juice sử dụng rau củ quả phong phú hơn rất nhiều so với smoothie, đặc biệt là củ quả cứng (củ dền, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, carrot, ổi, cóc, dưa chuột, cần tây, súp lơ xanh…vô số), trong khi smoothie nên sử dụng các loại mềm hơn, rau thì cũng chỉ vài loại lá mềm hoặc lá nhỏ (bó xôi, cải xoăn, xà lách, chùm ngây, các loại rau mầm…). Tuy nhiên với smoothie, bạn có thể trộn thêm nhiều loại toppings, các loại boosters, superfoods powder khác nhau mà không ai nhét vô juice (goji berry, các loại hoa quả khô, flaxseed, dừa khô, hạt cacao, phấn ong, các loại bột superfoods, các loại bơ hạt/nut butter v.v) . Smoothie thường cần chất lỏng để máy có thể trộn được các nguyên liệu với nhau (nên dùng nước dừa hoặc các loại sữa hạt, sữa dừa). Juice về cơ bản là không pha nước, chỉ lấy nước cốt từ rau củ quả (nếu có nước thì chủ yếu dùng để tráng máy khi cần), bởi bản chất của quá trình ép là lấy nước cốt từ thực vật.

Về hình thức và texture

Juice là dạng nước. Smoothie là dạng đặc hơn, sệt hơn.

Về giá trị dinh dưỡng

Để phân tích quá trình từ lúc juice và smoothie xuống bụng đến khi nó được thẩm thấu ra sao đến các tế bào thì hơi lắm từ khoa học. Chỉ cần túm gọn như sau : Juice đem lại một lượng vitamin khoáng chất và enzyme rất cao và được thẩm thấu rất nhanh vào máu bởi juice không có chất xơ và dạ dày không phải mất công tiêu hóa (do hầu hết chất xơ đã được loại bỏ). Juice cho phép nạp các vitamins, minerals, enzymes một cách nhanh và nhiều : cô đặc và nhiều hơn rất nhiều nếu phải ngồi ăn một lượng nguyên liệu tương đương rồi chờ cơ thể tiêu hóa, hấp thu. Khi đó cơ thể không cần dùng nhiều năng lượng để tiêu hóa, các tế bào tha hồ nghỉ ngơi, thẩm thấu các chất và phục hồi. Ngoài ra juice cũng phù hợp với những bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm với chất xơ, cho phép các bạn vẫn hưởng lợi từ các khoáng chất thực vật mà không phải lo nhiều đến lượng chất xơ trong đó.

Trong khi đó, khi bạn blend/làm smoothie, tất cả nguyên liệu được xay nhuyễn, kể cả các chất xơ. Vì vậy smoothie đem lại cảm giác no hơn. Lượng chất xơ giúp cho lượng đường và các vitamin khoáng chất được giải phóng vào cơ thể chậm hơn chứ không ‘dồn dập’ như juice (no lâu, phù hợp với những bạn cần  theo dõi đường huyết). Hiệu ứng của juice bạn có thể cảm thấy liền ngay sau khi uống vài phút thôi (cái cảm giác vitamin với năng lượng nó đang chạy chạy trong người ý, sảng khoái và mát ruột, sung sức ý), nhưng uống juice nhiều hoa quả quá có nguy cơ tăng lượng đường trong máu nhất thời rất nhanh (nhưng nếu không có vấn đề về đường huyết thì không cần quá lo lắng). Một lợi ích đáng kể khác của blending, như đã đề cập ở trên, nó cho phép bạn làm sinh tố với rất nhiều loại nguyên liệu mà juice không làm được, cho phép các nguyên liệu nhiều protein, chất béo lành và carbs, đủ để tạo ra một bữa ăn tiện lợi và lành mạnh.

juicingvsblending

THẾ TÚM LẠI CÁI NÀO TỐT HƠN ?

Về mặt dinh dưỡng, Juice giữ được một số chất tốt hơn smoothie !

Theo một nghiên cứu độc lập qua lab test thực hiện bởi Australian Government National Measurement Institute tại Melbourne, thực hiện trên nước ép green juice từ máy ép ly tâm chất lượng tốt (Breville), và green smoothie từ một máy xay sinh tố cũng hàng đầu (máy Vitamix, xay trong 60 giây), với cùng lượng nguyên liệu giống nhau, tuy nhiên với máy xay có thêm nước lọc, người ta đã đưa ra một số kết luận sau:
Green juice từ máy ép chứa gấp đôi lượng các chất dinh dưỡng chính (hơn 142% Vitamin C – gần gấp đôi !, 73% Alpha Carotene, 109% Beta Carotene và 54% Potassium) so với cùng nguyên liệu được xay từ máy sinh tố. Máy xay càng mạnh càng khỏe, càng không tốt trong việc giữ dinh dưỡng của thực vật. Nguyên nhân phần nhiều là do quá trình oxy hóa (không khí trộn vào các tế bào thực phẩm) trong lúc xay gây ra phá hủy các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng Magnesium thì tương đương, và lượng Calcium của green smoothie lại cao hơn green juice. Tuy nhiên dù gì chăng nữa lượng Calcium từ rau lá xanh sau khi juice hay smoothie đều không đủ với lượng được khuyên dùng mỗi ngày (RDA)

Các bạn có thể xem chi tiết hơn về kết quả nghiên cứu này tại đây: http://www.juicingscience.com/

Vậy, để kết luận cái gì tốt hơn, cái gì nên dùng, câu trả lời là: Tại sao phải chọn? Cả hai đi.
Thực ra với mình không có cái gì tốt nhất, mà chỉ có sự cân bằng và cách sử dụng nào là tối ưu nhất cho chính bản thân một người tùy theo điều kiện sức khỏe của họ. Cả juice và smoothie đều tốt và cho phép chúng ta nạp nhiều lượng rau quả mỗi ngày. Bằng cách này hay cách khác, ăn hay uống, xay hay ép, càng nhiều phương pháp, càng phong phú thì càng tốt, càng fun! Chế độ ăn tốt là phải phong phú đúng không? Các bạn hãy thử trải nghiệm và tự quyết định nhé. Mình juice hàng ngày, và thi thoảng làm smoothie thay bữa sáng.

Một số tips mình có như sau:
– Các bạn nên cố gắng dùng green juice và green smoothie. Nếu các bạn quan tâm mình sẽ nói sâu hơn về tác dụng tuyệt vời của green juice. Cần bớt dần lượng hoa quả ngọt (mới đầu thì cho chút chút rau xanh rồi tăng dần), và cần biết rằng vị giác có thể thay đổi đó.
– Juice và smoothie đều có thể làm trước cho vài ngày nếu bạn không có thời gian làm hàng ngày. Dĩ nhiên tươi rói là tốt nhất nhưng có các cách để bảo quản và tự tạo điều kiện cho bản thân, có uống vẫn còn hơn không uống do ngại phải không?
– Có thể sử dụng nước cốt chanh vàng/chanh xanh trong các công thức green để tăng khả năng hấp thụ vitamin C cũng như giảm nguy cơ xỉn màu của đồ uống do oxy hóa.
– Luôn cố gắng dùng thực phẩm hữu cơ và tươi mới nhất trong phạm vi có thể. Không tìm được hữu cơ cũng không sao, chọn cái trong khả năng.

Chúc các bạn luôn có nhiều sự lựa chọn cho dinh dưỡng lành mạnh của bản thân!