Browsing Tag:

fruit juice

Happy Juicing/ Juicing Basics

Đường trong nước ép – có nên sợ không?

Stop Worrying About Fruit Sugar!

Một trong các hiểu lầm, thắc mắc, và dè dặt lớn với việc ăn (và uống) hoa quả chính là ĐƯỜNG. Đây là chủ đề khá thú vị và mình sẽ thảo luận các tìm hiểu và quan điểm của mình dưới đây nhé.

Sau nhiều năm phê phán ‘chất béo’, rồi sau đó bác bỏ,  giới nghiên cứu, báo chí hay phương tiện truyền thông lại chuyển hướng sang ‘đường’. Vì vậy ai trong chúng ta giờ đây khi nói đến ĐƯỜNG là chúng ta cảnh giác cao độ. Nào thì sợ béo, nào thì sợ bệnh, nào thì gây ung thư v.v.

Khi phê phán Juice nhiều đường, ở đây chúng ta cần phân biệt rõ là đang nói đến cái gì – Juice gì? Mình đã từng viết bài về phân biệt các thể loại juice – vì không phải juice nào cũng giống nhau.

Ở đây mình đang nói đến Juice nguyên chất, ép TƯƠI từ chỉ RAU CỦ QUẢ SỐNG mà thôi. Đặc biệt là juice ép tươi home made.

Hoa quả có lượng đường cao đúng không?

Đúng, hầu hết hoa quả đều chứa đường. Một số loại tỉ lệ khá cao.

Đường trong hoa quả là gì?

Fructose. Nên nhớ, đường tinh luyện khác hoàn toàn đường tự nhiên trong hoa quả. Nhắc lại: Đường tinh luyện khác hoàn toàn Fructose chứa trong hoa quả nguyên bản. Khi chúng ta tách đường từ thực phẩm tự nhiên để chế biến, tinh luyện và làm cơ số ‘thủ đoạn’ khác nhau để ra được cái kết tinh dạng hạt tinh thể ngọt đó,  thì đường đó đã trở thành một chất hóa học hoàn toàn khác với fructose tự nhiên.

Đường fructose có trong hoa quả tự nhiên có ý nghĩa gì?

Ví dụ với một quả táo, nó chứa fructose. Fructose của một quả táo cung cấp năng lượng (energy) và các chất dinh dưỡng (nutrients), và các enzymes, và các chất chống oxy hóa, và phytonutrients, và các hợp chất khác phòng chống các bệnh tật v.v. và v.v. Cơ thể con người hoạt động dựa trên năng lượng  chủ yếu từ đường và chất béo. Khi ta ăn quả táo nguyên vẹn, cũng như ép tươi quả táo đó, fructose của nó hoàn toàn là nguồn năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể người, và còn là công cụ giúp hệ thống cơ thể thải độc, bởi hoa quả có khả năng kéo các chất độc hại nội sinh từ tế bào ra máu để từ đó cơ thể mới lọc được chất độc. Hoa quả là một trong các thực phẩm dễ tiêu hóa và có tính thanh lọc cao nhất cho cơ thể con người. Đường trái cây và đường trong các thực phẩm giàu tinh bột như củ cải đường, củ dền hay cà rốt là năng lượng hoàn hảo cho hệ thống sinh hóa của con người. Loại đường này KHÔNG nuôi hay tạo ra các tế bào gây bệnh (pathogenic cells). Các tế bào gây bệnh sống nhờ vào các sản phẩm phụ (byproducts) từ đường tinh luyện. Đường tinh luyện là nguyên nhân lớn gây ra ung thư.

Viện Gerson (Gerson Institute – nơi nổi tiếng trong giới trị liệu ung thư bằng phương pháp tự nhiên, đã chữa cho hàng nghìn bệnh nhân tại Mỹ) sử dụng chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các bệnh nhân ung thư của họ bao gồm chủ yếu là nước ép từ rau củ quả mỗi ngày (có cả quả,chứ không chỉ nước ép rau không).

Trong bộ phim tài liệu Fat, Sick and Nearly Dad, Joe Cross đã hết thừa cân béo phì, hết mề đay mãn tính,  hết các triệu chứng mãn tính khổ sở của mình sau 60 ngày chỉ uống juice. Và anh ta luôn bắt đầu một ngày với fruit juice (nước ép từ hoa quả), sau đó là các loại juice rau củ có kèm chút hoa quả uống trong ngày. Tức là một con người đã hoàn toàn cải thiện sức khỏe của mình với juice, và juice có dùng hoa quả.

Uống juice táo có tác dụng làm giảm thở khò khè ở trẻ em trong khi ăn quả táo thì không có tác động như vậy. Năm 2007, nghiên cứu của Viện tim và Phổi quốc gia UK, được công bố trên Tạp chí European Respiratory Journal, cho thấy những trẻ uống ít nhất một lần một ngày nước ép táo giảm một nửa nguy cơ thở khò khè so với những trẻ uống mỗi tháng dưới một lần, và nước ép tươi có tác dụng nổi trội hơn những loại nước đóng hộp và chai bán sẵn có tuổi thọ dài.

Dĩ nhiên juice chủ yếu rau củ là tốt. Tuy nhiên nếu cách duy nhất để bạn có thể uống được nước ép rau xanh là phải có thêm hoa quả để làm ngọt cho vị cân bằng và dễ uống hơn, thì đừng cố bỏ chúng ra làm gì.

Nhắc lại, đường tự nhiên trong juice từ hoa quả tươi, KHÁC HOÀN TOÀN đường tinh luyện hay các dạng đường tinh chế công nghiệp (như syro đường ngô). Nếu một người nghiện đồ ngọt, thử bảo họ ăn hoa quả chứ đừng ăn bánh kẹo trà sữa, họ có chịu không?

Tuy nhiên cũng cần có lưu ý

Vì thực ra với loại thực phẩm nào bạn cũng cần hiểu Ăn/Uống nó NHƯ THẾ NÀO và BAO NHIÊU mới là hợp lý cho bản thân.
Quá nhiều fruit juice – nước ép hoa quả ngọt, cũng không tốt.  Như các bạn đã biết thì mọi thực phẩm đều được cơ thể breakdown thành glucose để làm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, chỉ là tốc độ breakdown nhanh hay chậm thôi. Ví dụ các loại tinh bột trắng là carb nhanh, tinh bột chưa qua tinh chế là carb chậm, nôm na là thời gian để cơ thể hấp thụ chuyển hóa chúng thành đường sẽ chậm hơn. Việc giữ đường huyết ổn định sẽ giúp cơ thể tránh được các tình trạng trồi xụt lên xuống lượng đường, năng lượng sẽ ổn định hơn. Điều này tối quan trọng với các bệnh nhân tiểu đường khi khả năng tiết insulin để chuyển hóa carb bị rối loạn.

Ngoài ra cũng cần lưu ý với lượng fruit juice cho trẻ nhỏ. Bởi nước ép hoa quả thường đem lại độ đậm đặc về dinh dưỡng, bao gồm cả lượng đường fructose trong hoa quả. Việc cho trẻ nhỏ uống lượng nước quả nhiều sẽ làm tăng nhanh đường huyết sẽ không tốt cho trẻ. Trung bình với trẻ từ 2 tuổi trở lên mình nên cho bé uống mỗi lần 100-150ml tối đa nước ép nguyên chất, nếu cần có thể pha loãng. Tốt nhất là luyện cho bé uống green juice nhiều rau củ hơn.

Tổng kết

Quan điểm của mình như này. Các bạn đừng nên sợ nước ép hoa quả, đặc biệt hoa quả tươi, nguồn gốc rõ rang, kể cả các loại ngọt. Hoa quả là nguồn vitamins rất dồi dào. Nhưng dĩ nhiên không có nghĩa là bạn ngày nào cũng uống nước ép chục quả táo hay xay chục quả chuối. Các bạn nên ý thức và cảnh giác với việc dùng hoa quả ngọt khi làm juice nếu bạn thuộc đối tượng đang hoặc có nguy cơ vấn đề đường huyết, hay khi bạn thực sự muốn giảm cân và đã loại bỏ tất cả các thực phẩm gây béo khác, hoặc khi bạn cảm thấy cơ thể sử dụng hoa quả ngọt dễ bị ì trệ và kích ứng.

Theo quan niệm Đông Y thì đường hoa quả là dạng âm và tính ẩm, tiêu thụ nhiều cũng có thể tính chất trương nở. Vì vậy các bạn muốn giảm cân cũng nên cân nhắc.

Đơn giản thôi các bạn ạ, mình thì thấy thế này: trước khi lo lắng sợ sệt hoa quả, hãy loại bỏ các đồ ăn ít dinh dưỡng khác đã, ăn lành mạnh, cân bằng, ăn bớt thịt đi, vận động nhiều lên, hít thở có nhận thức và ngủ đủ đi đã. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Và không có cái gì là tốt hoàn toàn, hay xấu hoàn toàn. Quan trọng là ‘Ăn ra sao’. Cứ lắng nghe cơ thể mình. Nếu cơ thể mình không cần hoa quả ngọt, nó sẽ cho bạn thấy điều đó, chỉ cần bạn lắng nghe biểu hiện cơ thể sau khi ăn thử một loại quả ngọt lúc đang đói.

Vậy ha!

JUICE RECIPES/ Juicing for health

Nước ép dâu tằm chống lão hóa và giảm đường huyết – Antioxidant mulberry juice

Cứ vào khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4 là thời điểm dâu tằm chín rực. Nhớ ngày bé, chắc hẳn nhà nào cũng có 1 bình dâu hay mơ ngâm. Mẹ hay mua về rửa sạch cho vào bình, cứ mỗi lớp lại phủ một lớp đường. Đến hè năm sau bỏ ra uống thơm lừng, mình hay ăn vụng toàn chấm mút có khi chưa đến vụ bình đã vơi đi phân nửa. Qua thời thiếu thốn, giờ cũng ít nhà ngâm mơ hay dâu hơn. Những cây dâu trong xóm trẻ con hay vặt ăn cũng tự biến mất từ bao giờ thay thế cho nhà ống và đường bê tông. Hà Nội – Có nhiều thứ chỉ còn là kí ức…

Ngoài làm mứt và ngâm dâu tằm như truyền thống, chẳng tội gì mình không làm nước ép dâu tằm (các bạn biết là thực vật gì ép được mình cũng sẽ muốn thử mà hehe). Nhưng mà nói thật là nó ngon! Vị chua thanh mát, ngọt vừa và đặc biệt thơm lừng. Cái mùi thơm đặc trưng của dâu tằm hay của các loại berry, rất nổi bật, thơm thơm chua chua. Thử một ngụm mà dư vị vẫn còn đọng lại cả tiếng trời.

Dâu tằm rất tiếc là chỉ có theo mùa. Chỉ vào vụ độ một tháng là có dâu chín mọng ăn sống được. Không biết có ai đông lạnh dâu tằm ở việt nam có bán không, tại sao không nhỉ, có dâu tằm đông lạnh thì mình sẽ làm sinh tố ăn sáng dần.

Dâu tằm tiếng Anh là Mulberry. Mà các bạn biết không. Có một hãng đồ uống đóng chai tên là Mulberry Love tự hào về nước ép ‘tươi’ dâu tằm, mix cùng nước dừa và nước nho ép, và được coi là dòng premier superfood, khoảng 4USD cho 1 chai 240ml. Chùi ui cái món này phải là của chúng ta chứ hihi, để chúng ta tự làm superfood drink, tự làm đồ uống ‘siêu khỏe’ uống chơi chứ ko cần mua chai đóng hộp nhe. Mua dâu tằm tươi và nho về ép chung, trộn cùng nước dừa tươi là mình có món đáng tiền hơn nhiều chai Mulberry Love ý chứ nhỉ. Thôi món đó cho các bạn ở bển uống đi. Chúng mình giờ nhào vào làm món juice này với Huyền.


Dâu tằm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cũng giống như các loại nho, dâu rất giàu chất chống oxy hóa và làm chậm lão hóa sớm. Dâu tằm chứa nhiều vitamin A và vitamin E (ko nhiều loại quả có đâu) cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zea-xanthin, và alpha carotene. Tất cả các yếu tố này hoạt động như chất chống oxy hoá đặc biệt tác dụng đến da, mô, tóc, và các vùng khác của cơ thể nơi các gốc tự do tấn công.  Dâu tằm đặc biệt giúp da mịn màng, giữ toác bóng khỏe nữa. Ngoài ra chúng được biết đến giúp tăng cường tuần hoàn, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, giảm huyết áp và cải thiện sự trao đổi chất tổng thể.

Đặc biệt, lá dâu tằm có thể ép lấy nước và được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh tiểu đường bởi nhiều vùng trên thế giới và bằng chứng từ các nghiên cứu của con người cho thấy nó làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Lượng chiết xuất lá dâu tằm được sử dụng trong các thử nghiệm này là một gram trước bữa ăn. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát bệnh đái tháo đường týp 2 với chế độ ăn kiêng và tập thể dục, và bạn nghĩ rằng bạn cần kiểm soát đường huyết nhiều hơn nữa, chiết xuất lá dâu có thể giúp ích. Bác sĩ Low Dog gợi ý rằng bạn nên dùng nó trước bữa ăn chính trong ngày (Dr. Weil 2008).

Túm lại nếu bạn muốn tốt tốt cho sức khỏe, uống vào da mịn, tóc đẹp và chống hiển hiện của tuổi tác, thì làm món này tranh thủ trong mùa mulberry nhé:

Nguyên liệu đơn giản cho món nước ép dâu tằm siêu chống lão hóa

5 lạng Dâu tằm (hoặc 2 vốc to)
3 lạng nho (đen hay xanh đều được) (hoặc 1 vốc to bằng nắm tay)
2 nhánh cần tây
2 miếng dứa (có dứa cũng được mà ko cũng được, dứa nâng mùi thơm của dâu dậy hơn)

Dâu tằm rửa sạch, dùng được cả lá. Vì dâu rất mong manh dễ dập nát nên nhẹ tay, rửa cùng dung dịch dấm pha loãng (1 phần dấm 10 phần nước). Nho cũng vậy. Cần tây rửa kĩ các bẹ lá (chọn loại cần tây bẹ to). Dứa bỏ vỏ cắt miếng.
Cho vào máy ép. Ép và thưởng thức fresh. Tươi, ngon, thơm mát vô cùng!

Lưu ý: dâu tằm cực kỳ phai màu. Nếu sợ tay và móng tay thâm giống nghịch mực viết Cửu Long ngày đi học thì các bạn đi găng nhé. Ép xong phải rửa máy luôn không thì ám màu vào máy đó! 

 

JUICE RECIPES

Nước ép khế giải rượu cho ngày Tết (Hangover helper)

Giải rượu á? Are you kidding me?  Đương nhiên là một-cô-gái-heo-thì như mình (tự nhận vậy 🙂 không bao giờ có chuyện úp mặt vào toilet hay có người dìu về nhà buổi đêm rũ ra như cái giẻ sũng nước rồi, vì có bao giờ đụng vào rượu đâu mà tới cái bước kia. Tuy nhiên rất có thể mình có một cái giẻ sũng nước như thế trong nhà (ai biết?) hay một cái đầu biêng biêng vào buổi sáng một ngày nào đó trong chuỗi ngày dài ăn Tết thường trực cái cớ để uống rượu bia ‘giao lưu’.

Ngoài các cách giải rượu thông thường mà các bà các cô hay sử dụng cho các đấng chồng yêu quý như uống nước chanh, nước gừng, sữa, trà xanh, ăn cháo loãng, nước đậu đen v.v.. nếu trong gia đình có máy ép, hoặc máy xay sinh tố cũng được, cùng với vài loại quả phổ biến dễ kiếm sau, các bạn hãy thử công thức này cho người cần giải rượu nhanh chóng tỉnh táo nhé.

Quả khế là loại quả dân dã, phổ biến tại đất nước ta và nhìn chung được trồng khá an toàn, cây mọc tự nhiên, sai quả, ít phải chăm bẵm tưới tắm phun thuốc. Qủa khế có thể mua được ngoài chợ. Nên chọn quả không quá xanh mà hơi ngả vàng, còn chắc tay vì quả chín và mềm sẽ khó ép nước. Quả khế giàu vitamin C, potassium cũng như sắt và chất xơ. Nước ép khế được sử dụng trong ho, hạ sốt, trị nhức đầu, giải rượu, bia, chống táo bón, lợi tiểu và được tin là lợi sữa.

Nguyên liệu cho nước ép khế giải rượu

2-3 quả khế vàng (nhưng không mềm)
2 quả táo
1/2 quả chanh
1cm gừng tươi

Rửa sạch nguyên liệu và cho vào máy ép lần lượt táo, khế, chanh, gừng và kết thúc bằng táo để đấy hết bã. Nếu sử dụng máy xay sinh tố, xay tất cả nguyên liệu cùng 200ml nước rồi lọc bỏ bã.
Với công thức giải rượu, kể cả không có khế các bạn cũng dùng các nguyên liệu còn lại để có cốc nước ép chua chua ngọt ngọt và hơi cay nóng của gừng, rất refreshing. Chẳng cần say rượu mình cũng vẫn thưởng thức món này được, vì nước ép củ quả nào cũng mang lại giá trị dinh dưỡng nhất định về vitamins và khoáng chất.

Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận, gout, tiểu đường cần tránh ăn khế vì khế có chứa nhiều axít oxalic . Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt và axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.

Nếu thích biến tấu, các bạn có thể xay cùng công thức trên với một chút xoài chín, được một cốc sinh tố rất thơm mùi xoài và khế, ngửi thôi cũng thấy tỉnh táo.

 

JUICE RECIPES

Nước ép cà rốt, dứa và chanh leo – Pineapple Passion-fruit Carrot

Cà rốt có thể nói là loại củ  linh hoạt nhất trong juicing và gần như thêm vào công thức nào cũng được. Nếu đứng một mình, nước ép cà rốt có mùi ngái đặc trưng, vị ngọt  nhẹ thanh thanh, màu cam sậm. Khi mix vào cùng các công thức khác, nó thêm vị ngọt cho juice và hợp nhất với các công thức màu cam và vàng. Cà rốt càng sậm màu thì càng có nồng độ carotene cao – một chất mà cơ thể người sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi tiêu thụ. Kết hợp cùng lutein và zeaxanthin, cà rốt mang lại chất chống oxy hóa giúp chúng ta bảo vệ mắt khỏi các tổn thương từ môi trường. Chúng ta không ép phần lá xanh trên đầu củ cà rốt. Mỗi nửa cân cà rốt sẽ ép được khoảng 250ml-300ml nước ép nguyên chất.

Công dụng chính: Chống lão hóa, chống oxy hóa, tăng miễn dịch, hạ cholesterol máu và nguy cơ bệnh tim mạch, bảo vệ mắt, đẹp da…

Dứa giàu vitamin C, sắt và potassium. Dứa cũng là loại quả cực kỳ linh hoạt trong juicing. Mặc dù dứa có vô vàn lợi ích, chúng cũng có lượng đường tự nhiên cao. Vì vậy các bạn nên kiểm soát lượng nước ép dứa mình nạp vào. Khi đã quen uống nước ép rau thì khi uống chỉ nước dứa nguyên chất bạn sẽ thấy nó vô cùng ngọt. Tốt nhất là nên mix cùng các loại rau khác. Công dụng nổi bật: hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm, tăng miễn dịch…

Chanh leo là quả thường xuyên có mặt trong list nguyên liệu túc trực trong tủ lạnh phục vụ cho công tác làm juice của mình. Nó có mùi thơm quyến rũ đặc biệt hữu hiệu khi cần lấn áp các công thức rau có mùi ngái. Công dụng chính: tăng miễn dịch, phòng chống ung thư, điều hòa huyết áp, nhuận tràng…

Sự kết hợp của 3 loại củ và quả màu cam này cho thành phẩm rất đậm đặc từ màu sắc đến vị. Uống vào buổi sáng như có ai vừa tát (yêu) ấy, tỉnh hết cả người.

Công thức này đảm bảo cả những người mới bắt đầu uống juice cũng sẽ nghiện. Cảnh cáo đấy!

Pineapple Passionfruit Carrot - Nước ép dứa, cà rốt và chanh leo

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 15min

Ingredients (3 items)

  • 1 quả dứa
  • 2 quả chanh leo
  • 2 củ cà rốt

Instructions (1 Steps)

1

Dứa gọt vỏ thái miếng vừa miệng máy ép. Chanh leo bổ đôi, dùng thìa nạo lấy thịt quả. Cà rốt nạo vỏ (để cả vỏ cũng đc nếu là hữu cơ). Tất cả ép xen kẽ.

JUICE RECIPES/ Recipes

Amberella juice – Cóc Cóc Cóc

Quả cóc (amberella) có chứa nhiều vitamin C, là chất chống oxy hoá mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, chống lại các gốc tự do gây hại, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, chất sắt có trong quả cóc góp phần hỗ trợ cho quá trình vận chuyển oxy và tạo ra tế bào máu. Trong những ngày hè nóng, chỉ cần nạo cái vỏ cóc đã thấy mùi thơm nó sực lên thơm kiểu chua chua mát, mồm miệng đã ứa ra rồi.

Vì juice cóc khá chua gắt và có mùi thơm đặc trưng, khi mix cùng dứa hoặc táo sẽ cân bằng được độ chua và tăng mùi thơm kiểu rất tropical cho món này. Càng thêm hấp dẫn!

Nguyên liệu đơn giản:

Cứ 2 phần cóc thì 1 phần dứa/táo.

Cụ thể cho một cốc khoảng 300ml, ta dùng khoảng 3 quả cóc cỡ vừa và nửa quả dứa ngọt.

Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.
Đợi nghe nó rồn rột trong máy, ghé cái mũi hít hà mùi chua mát đó, tỉnh cả ngủ.
Thêm xíu xíu muối hồng himalya ( hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí). Với những bạn ưa ngọt nữa thì có thể thêm xíu mật ong (nhưng thực ra không cần vì dứa và táo cũng đã ngọt).

Bỏ vô vài cục đá

Ực ực…
Chua chua ngọt ngọt thơm dậy mùi cóc. Còn nước gì hợp hơn cho ngày nóng bằng cái thứ nước kì diệu này?

Amberella juice - Cóc Cóc Cóc

Print Recipe
Serves: 300-400ml

Ingredients (2 items)

  • 3 quả cóc
  • 1/2 quả dứa ngọt, hoặc 1 quả táo

Instructions (3 Steps)

1

Cóc gọt vỏ, tách hột. Dứa gọt vỏ, có thể bỏ mắt hoặc không cần, cắt miếng. Xen kẽ các nguyên liệu vào máy ép.

2

Thêm xíu xíu muối hồng himalya (hoặc muối biển mà bếp bạn sẵn có, ai mà liều hơn nữa thì cho muối ô mai vào đi mình xui đó hí hí).

3

Thêm xíu mật ong (optional)

Notes

Cóc để ép nên chọn loại cóc xanh. Cóc ngả vàng và mềm sẽ khó gọt, khó tách, và ép không được nhiều nước bằng, và nước ép cóc vàng sẽ có độ đặc đặc, mùi thơm sẽ khác với cóc xanh.

JUICE RECIPES

Watermelon, pineapple juice – Nước ép Dưa hấu & dứa

Dưa hấu thực ra có rất nhiều lợi ích mà đôi khi chúng gần gũi quá nên ta chỉ coi để giải khát. Công thức này có dưa hấu là ngôi sao chính: dưa hấu giàu lycopene giúp tăng tính kháng viêm và chống oxy hoá.
Dứa giàu bromelain, một chất đặc biệt có ở dứa, nổi bật với khả năng tăng tính kháng viêm cho cơ thể
Gừng tươi vô vàn lợi ích.
Với 3 nguyên liệu rất dễ kiếm, công thức này đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ ép, và uống ngon nữa.

Xin mời các bạn:
1/2 quả dứa
2 miếng dưa hấu to bằng bàn tay (nói chung thêm bớt tuỳ khẩu vị)
1 mẩu gừng bằng ngón út

Gọi là công thức vậy thôi chứ rất flexible tuỳ hứng các bạn biến tấu nhé. Đây cũng là công thức yêu thích của Joe Cross để kỉ niệm chương trình ‘Fat, sick and nearly dead’ video nổi tiếng trong giới juicers vì khai phá rất nhiều điều cho bản thân nhân vật và inspire hàng nghìn người đến với juice.
Chúc các bạn 1 ngày ‘kháng viêm’ hiệu quả hà hà 😉

Watermelon, pineapple juice - Nước ép Dưa hấu & dứa

Print Recipe
Serves: 300-400ml Cooking Time: 1 hour 30 minutes

Ingredients (3 items)

  • 1/2 quả dứa
  • 2 miếng dưa hấu to bằng bàn tay (nói chung thêm bớt tuỳ khẩu vị)
  • 1 mẩu gừng bằng ngón út

Instructions (5 Steps)

1

Dứa gọt vỏ (bỏ mắt hoặc không bỏ mắt dứa tùy ý).

2

Dưa hấu bỏ vỏ (chỉ cần gọt mỏng phần vỏ xanh bên ngoài, vẫn có thể để lại phần vỏ trắng bên trong)

3

Gừng rửa sạch, nạo bớt vỏ.

4

Tất cả cho vào máy ép, xen kẽ gừng cùng các nguyên liệu còn lại. Uống fresh, hoặc trữ lạnh ngay khi chưa dùng tới.